Sâm Ngọc Linh được xếp vào top 5 loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay, được đồng bào dân tộc thiểu số phát hiện và sử dụng từ nhiều năm về trước.
Từ nhiều năm về trước, trước cả khi các nhà khoa học phát hiện ra thì sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng sử dụng như một loại củ rừng. Đối với họ, đây là báu vật bồi bổ và chữa bệnh, được đặt tên là củ Ngải Rọm con hay cây Thuốc Giấu.
Tiếng lành đồn xa, vào năm 1973, một đội cán bộ của khu y tế Trung Trung Bộ đã lên đường đến chân núi Ngọc Linh (Đăk Tô – Kon Tum) để tìm hiểu về cây thuốc quý nhằm phục vụ cho mục đích chiến tranh.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, vào 19/03/1973 đoàn cán bộ đã phát hiện 2 cá thể đầu tiên và chiều cùng ngày đã tìm ra cả một vùng sâm rộng lớn, trải dài ở núi Ngọc Linh. Bước đầu nhận định đây là loại sâm mới, đặc biệt quý hiếm và chưa từng xuất hiện trên thế giới, sinh sống tại chân núi Ngọc Linh, nơi có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển. Chính bởi nguồn gốc như thế mà loại sâm này được đặt tên là sâm Ngọc Linh.
Đến năm 1978, một tổ công tác thứ hai tiếp tục hành trình nghiên cứu, có nhiệm vụ đánh giá ước lượng sơ bộ diện tích sâm tại núi Ngọc Linh. Kết quả, phát hiện ra một vùng sâm rộng lớn tới hàng chục kilomet, trữ lượng ước tính 7000 cây. Những phát hiện này được ghi nhận có giá trị vô cùng to lớn cho nước nhà.
Năm 1984, Sâm Ngọc Linh chính thức được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh mục cây thuốc cần được bảo tồn do số lượng cá thể đang ngày càng khan hiếm.
Cây Sâm Ngọc Linh thích ứng và sinh trưởng hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, có những đặc điểm rất đặc biệt và dễ nhận biết.
Dưới đây là đặc điểm mô tả thực vật của cây sâm quý này:
Cây sâm Ngọc Linh được phát hiện nhiều nhất ở miền Trung của Trung Bộ nước ta, nơi có độ cao trên 1.200m, đạt mật độ cá thể cao nhất nơi có độ cao trung bình từ 1.700 – 2.000m dưới tán rừng già. Cây sâm ưa thích mọc thành đám dày ở dưới tán rừng, dọc theo các con suối và trên nền đất ẩm nhiều mùn, nơi có nhiệt độ ban ngày từ 20 – 25 độ C, ban đêm khoảng 15 – 18 độ.
Cho đến thời điểm hiện tại, cả nước ta chỉ có 3 tỉnh có loại sâm quý này, căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ mà người ta chia sâm thành nhiều loại khác nhau gồm có:
Ngoài Đà Lạt thì sâm Ngọc Linh trồng ở đâu nữa không? Hiện nay có một số xã, huyện thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã được cấp phép và hướng dẫn nuôi trồng cây sâm quý theo quy mô lớn. Do tương thích về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên giống sâm nuôi trồng tại đây đạt hàm lượng dưỡng chất khá tương đồng so với sâm rừng sinh trưởng tự nhiên.
Sâm càng nhiều tuổi thì càng bổ dưỡng và vô cùng quý giá cũng như rất đắt đỏ, rất nhiều “đại gia” luôn săn tìm và trả những khoản tiền rất lớn để sở hữu, thậm chí lên đến hàng trăm triệu, cả tỷ đồng.
Đặc biệt, chỉ cây sâm trên 5 năm tuổi mới có thể khai thác và có giá trị. Vậy làm thế nào để biết cây sâm có tuổi đời bao nhiêu?
Vào tháng 1 sâm bắt đầu đâm chồi mới, thân khí sinh trưởng thành cây sâm trưởng thành có 1 tán hoa. Tháng 4 – 6 thì nở hoa và kết trái, tháng 7 quả chín, đến cuối tháng 10 thân khí sinh lụi tàn, lá rụng và để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm, cây vào giai đoạn ngủ đông đến hết tháng 12.
3 năm đầu cây chỉ rụng 1 lá, nếu trên củ có 1 sẹo tức là cây sâm đã trên 3 năm tuổi. Tiếp đó, cứ mỗi năm cây rụng lá sẽ để lại thêm 1 vết sẹo. Chính vì thế, để biết cây sâm bao nhiêu tuổi bạn có thể căn cứ vào vết sẹo ở củ. Ít nhất cây sâm có 5 sẹo trở lên mới được khai thác và có giá trị.
Cây sâm Ngọc Linh có thể sống rất lâu, thậm chí có những cây trên 100 năm tuổi và sinh trưởng khá chậm.
Chỉ những cây sâm trên 3 năm tuổi, khuyến cáo là trên 5 năm và tốt nhất là 7 – 8 tuổi thì mới được khai thác và có giá trị. Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân rễ và củ, cũng có thể dùng cả rễ con và lá sâm Ngọc Linh.
Vào mùa đông, người dân thu hoạch cây sâm, đem về rửa sạch sẽ đất và phơi cho đến khi khô. Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nguồn nước có thể gây ẩm mốc.
Ngoài ra, do giá củ sâm đắt đỏ nên nhiều người dân còn thu hoạch lá sâm vào đầu tháng 8 để bán làm dược liệu.
Sâm Ngọc Linh là loại sâm thứ 20 trên thế giới và thuộc top 5 loại sâm có giá trị nhất hiện nay. Vậy điều gì làm nên sự nổi tiếng của sâm Việt vang danh “thần dược” của núi Ngọc Linh như vậy?
Theo quan điểm của Đông Y thì sâm Ngọc Linh có vị đắng, không độc và được quy vào 2 kinh Tâm, Thận.
Từ khi ghi danh vào các loại sâm quý giá nhất trên thế giới đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về thành phần cũng như công dụng của dược liệu.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong cây sâm Việt Nam có tới 52 hợp chất saponin, trong khi sâm Triều Tiên, nhân sâm Hàn, sâm Mỹ chỉ có 26 saponin. Đặc biệt có tới 20 loại saponin quý mà chỉ riêng sâm Ngọc Linh mới có.
Cụ thể, trong sâm Ngọc Linh có những thành phần sau:
Nhờ những thành phần dưỡng chất quý hiếm này mà cây sâm Ngọc Linh được kết luận bổ dưỡng toàn thân cho người sử dụng. Cụ thể, người ta dùng sâm quý với những mục đích dưới đây.
Để sở hữu một củ sâm Ngọc Linh người mua phải trả một mức giá không hề rẻ, không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng. Chính vì thế, nhiều người rất quan tâm dùng sâm như thế nào cho đúng cách, có hiệu quả và không lãng phí.
Dưới đây là những cách sử dụng sâm Ngọc Linh tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.
Đây là cách dùng đơn giản và thuận tiện nhất, bạn có thể dùng sâm tươi hoặc sâm khô theo cách sau:
Cách này thích hợp với người bị ốm, bệnh tật lâu ngày, người mệt mỏi, kém ăn, người mắc bệnh hen suyễn, hô hấp kém, thở khó khăn.
Lưu ý: Củ sâm tươi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh chỉ dùng trong 2 – 3 ngày.
Đây là một loại rượu thuốc quý, cực kỳ thích hợp với nam giới để bồi bổ sức khỏe, tăng cường chức năng sinh lý, mạnh gân cốt, phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tật hiệu quả.
Cách ngâm rượu sâm Ngọc Linh đúng cách như sau:
Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 50 – 100ml rượu thuốc, không nên quá lạm dụng. Những người đang bị bệnh về huyết áp, tim mạch, ung thư, người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ đang có thai, đang cho con bú không nên uống.
Với cách sử dụng này nên dùng sâm tươi để ngâm, phù hợp với nhiều đối tượng và đặc biệt tốt cho cơ thể, đặc biệt người già, người ốm dậy, người bệnh tật.
Mỗi ngày sử dụng lấy 3 – 5 lát sâm ngâm mật ong, ngậm trong miệng cho đến khi tan hoàn toàn. Dùng liên tiếp trong một thời gian để bồi bổ tăng cường sức khoẻ và có hiệu quả.
Người có sức khoẻ yếu, người mới ốm dậy, người cao tuổi cơ thể suy nhược, lão hoá hay bệnh nhân mắc bệnh nan y, đang điều trị ung thư nên dùng bài thuốc này.
Bạn có thể dùng 5 – 6 lát sâm để hầm cùng các vị thuốc Bắc của ở hiệu thuốc để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tật.
Mỗi tuần nên dùng 1 – 2 lần, tham khảo ý kiến của hiệu thuốc Đông y để lựa chọn bài thuốc bắc phù hợp với tình trạng bệnh.
Nếu bạn có thói quen thưởng trà thì có thể chọn dùng trà sâm Ngọc Linh, vừa bổ dưỡng, vừa phòng ngừa bệnh tật và chống lão hoá tuyệt vời.
Cách pha trà sâm như sau:
Lưu ý: Bã trà có thể dùng vài lần, sau khi uống hết nước lần 1 có thể hãm tiếp nhiều lần cho đến khi nước trà nhạt dần thì lấy bã nhai và nuốt.
Thực tế thì củ sâm rất đắt đỏ, hơn nữa cũng rất hiếm, không phải ai cũng có điều kiện để mua và sử dụng. Thay vào đó, người ta chọn sử dụng lá sâm như một loại thảo dược để thay thế.
Để sử dụng, bạn có thể chế biến theo nhiều cách như đun sắc nước uống, hãm pha trà hoặc ngâm rượu đều được.
Với những tác dụng tuyệt vời mà sâm quý được rất nhiều người sẵn sàng chi trả hàng trăm triệu đồng để sử dụng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách dùng sao cho đúng, những điều tối kỵ khi dùng sâm dẫn đến tiền mất tật mang. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp những thông tin liên quan đến mua và sử dụng sâm.
Trong thiên nhiên, có nhiều họ cây sâm có hình dáng và đặc điểm tương tự như sâm Ngọc Linh như củ tam thất bắc, sâm rừng Lào, sâm rừng Việt Nam. Tuy nhiên những loại này không có giá trị bằng sâm Ngọc Linh và đặc biệt, giá trị kinh tế thấp hơn rất nhiều.
Do đó, nhiều người rao bán sâm Ngọc Linh nhưng lại độn thêm hoặc giả mạo bằng cách bán các loại sâm khác. Để nhận biết sâm thật, chất lượng dưới đây là những bí quyết để phân biệt.
Đây là loại sâm hoàn toàn lành tính, không có độc, có thể sử dụng mỗi ngày và phù hợp với nhiều đối tượng.
Cho đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào cho thấy sâm gây ra tác dụng phụ hay gây hại cho sức khỏe. Thử nghiệm khi sử dụng bột rễ cây sâm với liều lượng 10.6g/kg và 34g/kg thể trọng cho thấy không có tác dụng phụ hay ngộ độc nào.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn chỉ nên dùng tối đa 2 – 6g mỗi ngày và tuân thủ nghiêm chỉnh chỉ định của bác sĩ.
Sâm rất tốt để bồi bổ, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trị điều trị nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt thích hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng, những đối tượng dưới đây không nên dùng:
Để đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong quá trình sử dụng bạn nên chú ý những điều sau:
Nguồn tin: bachhoaxanh.com/
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn