Hoa hòe là một loại cây rất quen thuộc với mọi người, nhất là tại những tỉnh đồng bằng sông Hồng. Hoa hòe được biết tới như một dược liệu vô cùng có giá trị trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hoa hòe trong bài viết dưới đây nhé.
1. Hoa hòe- loài cây ai cũng biết
Cây hòe là loại cây họ thân gỗ họ đậu, được trồng nhiều ở các tỉnh như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định,… cây cao và to, được dùng nhiều trong y học vì những tác dụng kì diệu của nó với sức khỏe [1]. Hoa của cây được mọc thành chùm ở đầu cành, có hình cánh bướm, chúng có thể có màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả cây hình tràng hạt, thắt lại không đều. Các bộ phận của cây được lấy để làm nguyên liệu xuất khẩu, chiết xuất rutin hoặc làm thuốc cho ngành y tế.
Khi thu hoạch hoa hòe, ta chỉ thu hái khi đã có từ 5 – 10 % hoa nở. Dược tính của cây hòe có chủ yếu trong nụ hoa, vì vậy nụ hoa được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, đôi khi thì người ta vẫn dùng cả quả của hoa hòe để làm dược liệu. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là lúc nụ hoa có kích thước chỉ bằng hạt gạo, khi đó nụ mới có nhiều hoạt chất.
Theo đông y, hoa hòe có nhiều tác dụng bất ngờ tới sức khỏe, là dược liệu có vị đắng, tính bình, không độc có tác dụng giúp thanh chỉ huyết, thanh nhiệt, lương huyết và giúp thanh lợi thấp nhiệt. Vì thế hoa hòe được sử dụng trong trường hợp gây xuất huyết như chảy máu cam, trĩ ra máu, đại tiểu tiện ra máu. Không những thế, với các trường hợp như băng huyết sau sinh, hoa hòe cũng có tác dụng giảm thiểu tình trạng này rất hiệu quả. Thông thường thì các dược sĩ đông y sẽ sử dụng nụ hoa còn non để làm thuốc, vì dược tính (hay chính là rutin) của nó lúc này là mạnh nhất. Khi hoa nở hoàn toàn, hàm lượng chất rutin sẽ giảm nhiều nên chất lượng dược tính cũng bị giảm. Sau khi thu hoạch, nụ hoa sẽ được phơi khô hoặc đem đi sấy để sử dụng lâu dài. Trong một số trường hợp, quả của cây hòe cũng được đem ra để điều trị một số bệnh vì tính hàn của nó. Lá hòe tươi khi sắc tắm giúp giảm thiểu triệu chứng của mụn nhọt, dị ứng hay ngứa.
Hoa hòe có tính hơi lạnh nên những người tì vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, chậm tiêu) không được dùng vị thuốc này
Trong hoa hòe có chứa một số thành phần hóa học rất riêng, đặc biệt là rutin [2]. Rutin là một loại vitamin P, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, thiếu chất vitamin này tính chất chịu đựng của mao mạch có thế bị giảm, mao mạch dễ bị đứt vỡ. Trong nụ hoa hoè hàm lượng rutin có thể đạt tới 34%, không những thế hoa hòe còn có chứa 8-24% chất béo và galactomanan [3]. Những nghiên cứu trên đã giúp chứng minh những tác dụng của hoa hòe với sức khỏe một cách cụ thể hơn rất nhiều.
– Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, phục hồi các mạch máu bị tổn thương.
– Hoa hòe còn có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả, các chiết suất của hoa hòe được lấy để điều chế thuốc chống viêm.
– Làm giảm việc tiêu hao oxy của cơ tim
– Có tác dụng cầm máu vô cùng hiệu quả
– Làm hạ và ổn định huyết áp, giúp bảo vệ gan nhờ thành phần rutin có sẵn, chống kết tập tiểu cầu; hạ cholesterol máu, giãn động mạch vành; giảm thắt cơ (quercetin).
3. Các cách dùng hoa hòe
Hoa hòe có thể được dùng để hầm, nấu canh hoặc chiên rán thành những món ăn vô cùng ngon và tốt cho sức khỏe
– Nấu canh:Kết hợp hoa hòe với thịt gà cùng cà chua sẽ là một món ăn bạn không thể bỏ qua
– Chiên: chiên trứng gà với hoa hòe không chỉ làm giảm mùi tay của trứng mà còn làm gia tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn lên nhiều lần.
– Hầm: thịt lợn hầm hoa hòe được các chuyên gia khuyên dùng đối với bệnh nhân bị trĩ, trong việc điều trị và hỗ trợ làm giảm thiểu các biểu hiện của bệnh.
Cho vào ấm 20 – 30g hoa hòe khô, sau đó rót nước vừa đun sôi vào, đợi khoảng vài phút. Các bạn có thể tự điều chỉnh lượng hoa hòe được pha tùy theo sở thích của mình. Dấu hiệu cho thấy hoa hòe đã ngấm và có thể dùng được chính là khi hoa nổi lên trên, sau vài phút chúng sẽ chìm xuống rồi nở to hơn. Khi đó các bạn có thể yên tâm thưởng thức
Nguồn tin: baotayninh.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn