Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt

Thứ sáu - 06/08/2021 07:48
Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới cây Hoàn ngọc.
Cây hoàn ngọc – Dược liệu quý của người Việt

Việt Nam vốn được biết đến là một đất nước có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và đa dạng, với nhiều cây thuốc chứa những hoạt chất có công dụng trị bệnh hiệu quả cao. Trong đó, không thể không kể tới cây Hoàn ngọc.

1.Tên gọi

Cây hoàn ngọc còn gọi là cây xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, trạc mã, cây mặt quỷ,…thuộc họ Ô rô.

2. Mô tả cây

Đặc điểm hình thái bên ngoài

Hoàn ngọc là giống cây bụi , sống nhiều năm, cao 1-2m, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh. Lá hình mũi mác, mọc đối, dài 12-17 cm, rộng 3-3,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên.

Cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, 5 đài tách rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài, 5 cánh chia 2 môi, môi trên 3 thùy, môi dưới 2 thùy, thùy giữa có chấm tím, nhị 4, có 2 nhị kép, chỉ nhị ngắn đính ở hỗng tràng, bao phấn màu tím.

Quả nang, chứa 4 hạt.

Cách trồng

Hoàn ngọc thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ. Cây trồng sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè,  mùa thu đông có hiện tượng nửa rụng lá. Cây xuân hoa trồng khoảng trên một năm tuổi mới có quả, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, có khả năng đâm chồi mạnh sau khi bị chặt nên có thể nhân giống bằng hình thức giâm cành.

Cây hoàn ngọc được nhân giống dễ dàng bằng giâm cành. Chỉ cần dùng một đoạn cành hoặc ngọn cây dài khoảng 20-25 cm cắm xuống đất ẩm là có thể ra rễ. Về thời vụ trồng, có thể trồng quanh năm.

Hoàn ngọc mọc tự nhiên ở vùng núi, gần đây được trồng phổ biến hơn trong nhân dân.

Phân biệt

Theo PGS.TSKH Trần Công Khánh (cán bộ giảng dạy Trường đại học dược Hà Nội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền (CREDEP)) ở Việt Nam hiện nay có 2 loại cây mà dân gian thường gọi với cái tên hoàn ngọc, là hoàn ngọc dương và hoàn ngọc âm. Hai loài cây này rất dễ nhầm lẫn với nhau.

Về cây hoàn ngọc dương (nhớt tím, hoàn ngọc đỏ). Loài cây này có ngọn cây, lá non và thân màu đỏ tía). Khoa học đã chứng minh và khẳng định rằng đây không phải là cây hoàn ngọc mà là cây bán tự mốc.

Đây không phải cây hoàn ngọc dùng để chữa bệnh

Đây không phải cây hoàn ngọc dùng để chữa bệnh

Tên khoa học của nó là Hemigraphis glaucescens C.B Clarke, họ Ô rô (Acanthaceae). Bán tự mốc là loài cây chủ yếu được dùng trong dân gian. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của loài cây này.

Loại thứ hai là hoàn ngọc âm (nhật nguyệt, nội đồng, lay gàm, dièng tòn pièng (Dao), nhần nhéng (Mường), tu lình) mới chính là hoàn ngọc có tác dụng chữa bệnh.

Đây mới là cây hoàn ngọc có tác dụng chữa bệnh 

Đây mới là cây hoàn ngọc có tác dụng chữa bệnh 

Năm 1987, PGS.TSKH Trần Công Khánh đã xác định được tên khoa học của nó là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).Hoàn ngọc âm còn có tên khác là cây xuân hoa.

Bộ phận dùng làm thuốc

Với cây hoàn ngọc, người ta lấy lá và rễ làm dược liệu, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Để nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc, các nhà khoa học đã xác định trong cây hoàn ngọc có chứa các thành phần sau: sterol, flavonoid, đường khử, carotenonl, acid hữu cơ, saponin. Bảy chất đã được phân lập, trong đó có phytol, beta- sitosterol, hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol. Lá chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g ( lá tươi), N toàn phần 4.9% (chất khô), protein toàn phần 30,08% (chất khô),…

3. Tác dụng dược lý của cây hoàn ngọc

Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm:

đã nghiên cứu cao đặc chiết xuất bằng methanol từ cây xuân hoa và đưa ra một số kết quả

– Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao trên E.Coli là 200 mcg/ml, chưa thấy có tác dụng trên Pseudomonas aeruginosa

– MIC của cây xuân hoa trên Bacillus Subtilis và Staphy lococus aureus là 200 mcg/ml.

– Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy lá xuân hoa và cao toàn phần chiết xuất từ lá có tác dụng kháng vi khuẩn gram âm (Escherichia coli, Psseudomonas aeruginosa), vi khuẩn gram dương (Bacillus subtilis, Staphyllococcus aureus, Streptococcus pyogenes), nấm men (Candida albicans, Saccharomyces cerevisiae) và nấm mốc (Aspergillus niger, Fusarium oxysporum, Pyricularia oryzae, Rhezoctonia solani).

Hoạt tính thủy phân protein (proteinase)

  • dịch chiết lá có tác dụng thủy phân protein khá, mạnh nhất ở pH 7,5 và nhiệt độ 70 độ C.
  • enzym bền khi phơi, lá phơi khô 60 độ C hoạt tính còn 30%. Dịch chiết proteinase bảo quản ở 4 độ C, hoạt tính giảm ít.
  • tinh chế proteinase giúp hoạt tính tăng lên 5 lần.

Tác dụng ức chế MAO:

Lá cây xuân hoa chiết rồi cô đặc thành cao, nồng độ 6mg/ml có tác dụng ức chế 69,9 %, nguồn MAO lấy từ mitochondri của chuột cống trắng và có chất dùng là kynuramin.

Tác dụng bảo vệ gan

Tác dụng bảo vệ gan đã được chứng minh trên các thí nghiệm với chuột nhắt trắng.

4. Tính vị, quy kinh

Xuân Hoa có vị đắng ngọt. Lá già như có bột, lá non nhớt. Lá không có mùi vị. Vỏ và rễ của cây có vị đắng ngọt như lá già. Lá có tác dụng kích thích thần kinh khi ăn sống, có cảm giác say nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn khi ăn nhiều.

5. Công dụng

  • Chữa rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, trĩ nội: mỗi lần 7 lá, ngày 2 lần, dùng trong 3-5 ngày.
  • Chết vết thương ngã tụ máu, lở loét, làm tan mụn lồi: lấy lá giã nát đắp vào nơi cần chữa trị.
  • Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như gan nhiễm mỡ, u xơ, huyết áp, tiểu đường, nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng… (Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc tế về Nông nghiệp Fuchu (Nhật Bản) phối hợp với Đại học Cần Thơ , 2001)
  • Hỗ trợ ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của khối u ác tính (Theo nghiên cứu của Viện Hóa học công bố trên Tạp chí Y tế Thế giới của Đức Planta Medica,2011)
  • Ngoài dùng lá cây xuân hoa để trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, viêm đại tràng mãn tính, trĩ nội, cầm máu ngoài da… Nó cũng được dùng chữa bệnh cho gia súc (tiêu chảy ở lợn, chó), gia cầm (gà, vịt), làm tăng hồng cầu, tăng hàm lượng hemoglobin và tăng trọng của lợn con sau cai sữa và giảm tỷ lệ lớn còi cọc.

Trần Nhân Phan

Theo Nội khoa Việt Nam 

Nguồn tin: nongsansay.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát