Cây Dâu tằm từ lâu đã gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam. Ngoài nuôi tơ, dệt lụa thì từ lá, quả, thân, rễ cây dâu tằm đều có thể làm thuốc. Thậm chí nhiều tác dụng phong phú từ cây dâu tằm đã được ứng dụng lâm sàng rộng rãi.
1. Tên gọi
Tên thường gọi: cây dâu còn có tên là dâu tằm, dâu cang (H`mông), tang, mạy mọn (Tày), nằn phong (Dao), tầm tang.
Tên tiếng Trung: 桑
Tên khoa học: Morus alba L. Morus acidosa Giff
Họ khoa học: Thuộc họ dâu tằm Moraceae.
Đặc điểm thực vật: Cây gỗ, cao 2-3 m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hoặc hơi tù. Phía cuống hơi tròn hoặc hơi bằng, mép có răng cưa to. Từ cuống lá tỏa ra 3 gân rõ rệt. Hoa đực mọc thành bông, có lá đài, 4 nhị (có khi 3).
Hình ảnh: Cây dâu tằm
Hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả mọc trong các lá đài, màu đỏ, sau đen sẫm, ăn được, còn dùng làm thuốc hoặc ngâm rượu để uống, mùi thơm, vị chua ngọt.
Phân loại: Chi dâu tằm Morus L. được phân loại rất phức tạp và vẫn còn tranh cãi. Hơn 150 loài đã được đặt tên nhưng chỉ có 10 – 16 loài được chấp nhận rộng rãi.
Cây dâu tằm (Morus alba) tại Việt Nam gọi đơn giản là cây dâu, hay cây dâu trắng có nguồn gốc từ khu vực phía Đông Châu Á. Thường gọi là dâu trắng để phân biệt và thống nhất trong cách gọi tên với các loài dâu khác cũng thuộc chi Dâu tằm như dâu đỏ, dâu đen không có ở Việt Nam.
Phân bố: Cây ưa ẩm và sáng, thường được trồng trên diện tích lớn ở bãi sông, đất bằng, cao nguyên. (Bãi sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình; Lâm Đồng và rải rác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long).
Trên thế giới, dâu tằm phân bố ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ thuộc vùng ôn đới ấm hoặc cận.
Thu hoạch: Mùa hoa tháng 4-5, mùa quả tháng 5-7, ở Việt nam và Trung Quốc đều có Cây được trồng khắp nơi trong lấy lá nuôi tằm, làm thuốc.
Cây được trồng để lấy lá nuôi tằm, quả nấu rượu và làm thuốc.
Bộ phận dùng: Lá, vỏ rễ và quả. Lá non hoặc bánh tẻ thu hái vào đầu mùa hạ. Vỏ rễ thu hái quanh năm. Dùng tươi hoặc phơi khô. Quả hái khi chín.
Lá chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic …); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, isobutyric …., tanin. Quả có đường, protid, tanin, vitamin C.
Cành dâu có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclurin.
Tang thầm (Quả dâu): chứa Anthocyan (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protit và acid hữu cơ.
Vỏ trong rễ dâu có tác dụng gây hạ huyết áp, gây trấn tĩnh. Cao chiết với nước và methanol từ vỏ rễ dâu làm giảm mức đường huyết.
Lá dâu có tác dụng hạ huyết áp yếu. Chế phẩm an thần Passerynum gồm lá dâu, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, hạt keo giậu, củ sâm đại hành lại gây ngủ dễ dàng và ngon giấc.
Cao nước của thân cây dâu có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram dương và các men.
Theo Đông y, Cây dâu có vị đắng ngọt, tính hàn vào kinh can, phế, thận.
Lá Dâu và hạt Ích mẫu nấu nước ngâm chân buổi tối 30-40 phút trước khi đi ngủ.
Lá Dâu non nấu canh với tôm, tép hoặc dùng lá dâu bánh tẻ 12g, Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân đều 12g, Bạc hà, Cam thảo đều 4g, Cát cánh 8g, Lô căn 20g, sắc uống.
Lá Dâu nấu nước xông vào mắt; lá Dâu bánh tẻ, rửa sạch, giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ sung huyết.
Chữa viêm khớp sưng phù, chân tay tê bại, cước khí, đặc biệt vào mùa đông
Cành Dâu, Kê huyết đằng, Uy linh tiên, mỗi vị 12g, sắc nước uống.
Vỏ rễ 20-40g sắc uống. Có thể thêm Địa cốt bì và Cam thảo.
Vỏ rễ Dâu sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Gừng, vỏ Quít, vỏ quả Cam, Phục linh sắc uống.
Dùng quả Dâu chế xirô hay ngâm rượu hoặc dùng quả Dâu thêm Câu Kỷ tử, Hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc uống.
Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, can thận yếu dẫn đến đau lưng mỏi gối
Tầm gửi cây Dâu, phối hợp với Cẩu tích, Ngưu tất, sắc nước uống.
Tầm gửi thêm rễ Gai, Tục đoạn sắc nước uống.
10 tổ Bọ ngựa sao cháy nghiền bột, thêm đường, uống trước khi đi ngủ, uống 3 ngày. Có thể thêm Long cốt, nghiền bột mịn, ngày 2 lần, trong 3 ngày.
Tổ Bọ ngựa Dâu cùng với quả Kim anh, nướng cháy, tán mịn, uống với rượu lúc đói.
Sâu Dâu thêm nước cơm hấp chín, ăn tất cả.
Ngày 6 – 18g lá sắc uống.
Quả ngâm rượu hoặc nước đường uống, ngày 12 – 20g quả. Sirô quả chín bôi chữa đau họng, lở loét miệng lưỡi.
Y học cổ truyền cho rằng cây dâu tằm có rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, điều trị mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu tằm cho thấy, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Cây dâu có nhiều công dụng, trong đó mỗi vị thuốc có một công dụng riêng biệt đó là:
Thaythuocvietnam.vn
Nguồn tin: nongsansay.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn