8 loại trà nên uống mỗi ngày - Máy sấy thảo mộc đa năng Ánh Dương

Thứ sáu - 05/05/2023 07:42
SKĐS - Trà không chỉ là một thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm bớt sự khó chịu về thể chất, phòng ngừa bệnh tật…
8 loại trà nên uống mỗi ngày - Máy sấy thảo mộc đa năng Ánh Dương

Trà là một loại đồ uống có nguồn gốc từ thực vật đã được chứng minh có nhiều đặc tính bổ dưỡng, do có chứa các hợp chất thực vật được gọi là polyphenol, là chất chống oxy hóa mang lại lợi ích cho sức khỏe.
>> 
Uống trà nóng hay trà lạnh tốt cho sức khỏe hơn
>>Trà sen và 9 công dụng bất ngờ- Máy sấy trà hoa đa năng Ánh Dương

Chất phytochemical - polyphenol trong trà đóng vai trò ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào và bảo vệ tế bào khỏi các chất gây ung thư, theo Mayo Clinic.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, so với những người không uống trà, những người lớn tuổi thường xuyên uống trà (như trà xanh, đen hoặc trà ô long), có liên quan đến với chức năng nhận thức lành mạnh hơn.

photo-1680268789390

Uống trà không chỉ để giải khát mà còn mang nhiều lợi ích sức khỏe.

Một nghiên cứu khác, được công bố vào tháng 1/2020 trên Tạp chí Phòng ngừa Tim mạch Châu Âu, đã phát hiện ra rằng uống trà ba lần một tuần trở lên có liên quan đến việc sống lâu hơn so với việc không uống trà. Hầu hết những người trong nghiên cứu đã uống loại trà xanh, loại mà các nhà nghiên cứu cho là có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.

Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, uống trà nguyên chất rất tốt cho tim mạch và giảm cân vì nó không có natri hoặc calo. Mặc dù uống bất kỳ loại trà nào cũng có thể mang lại lợi ích, nhưng nhiều loại trà sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe riêng biệt.

1. Trà xanh tăng cường sức khỏe tim mạch

Trà xanh có rất nhiều polyphenol được gọi là catechin, cụ thể là epigallocatechin-3-gallate (EGCG), được chứng minh là có lợi trong việc chống lại chứng viêm và bệnh mãn tính như một số bệnh ung thư, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện ở Nhật Bản cho thấy, uống 6 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có liên quan đến việc giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với uống ít hơn một tách mỗi tuần.

Một nghiên cứu đăng trên JBC cho thấy, EGCG có thể phá vỡ và hòa tan các mảng protein nguy hiểm tiềm ẩn được tìm thấy trong mạch máu, do đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, xơ vữa động mạch là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Một nghiên cứu khác cũng phát hiện, những người uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 14% so với những người hầu như không uống.

photo-1680268792717
Trà xanh.

2. Trà đen có thể thúc đẩy nhận thức lành mạnh và giảm viêm

Các bằng chứng khoa học cho thấy, trà đen có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa suy giảm nhận thức, viêm nhiễm, bệnh tim, tiểu đường và ung thư tiềm ẩn.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 năm 2016 trên Tạp chí Dinh dưỡng, Sức khỏe & Lão hóa cho thấy, thường xuyên uống trà đen (cũng như trà ô long và trà xanh) có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn nhận thức thần kinh, chẳng hạn như chứng mất trí, ở người cao tuổi, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi.

Nếu bạn đang tìm cách chống lại bệnh tiểu đường loại 2, ngoài trà xanh, thì trà đen có thể là một lựa chọn thay thế hiệu quả.

Trà đen cũng chứa flavonoid (hợp chất có trong trà xanh và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác), có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 8 năm 2019 trên tạp chí Nature Communications cho thấy, chế độ ăn giàu flavonoid có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư và bệnh tim.

3. Trà ô long có thể giúp mức cholesterol khỏe mạnh hơn

Trà ô long là một loại trà bị oxy hóa một phần, nằm giữa trà đen và trà xanh, và nồng độ polyphenol của nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy, uống hơn 2,5 tách trà ô long mỗi ngày có liên quan đến mức cholesterol LDL (có hại) thấp hơn, cũng như giảm nguy cơ rối loạn lipid máu.

Một nghiên cứu khác ủng hộ tác động của ô long đối với tim, cho thấy rằng uống trà ô long hoặc trà xanh thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Uống trà ô long cũng hứa hẹn giúp duy trì hoặc đạt được cân nặng khỏe mạnh. Chiết xuất trà ô long có thể giúp giảm mỡ trong cơ thể và có thể giúp ngăn ngừa béo phì.

4. Trà hoa cúc có thể hỗ trợ giấc ngủ và miễn dịch

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi đi ngủ, hãy cân nhắc nhấm nháp một tách trà hoa cúc để thư giãn. Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược không chứa caffein nên có thể là một loại đồ uống giúp xoa dịu tinh thần trước khi đi ngủ.

Trà hoa cúc có thể hỗ trợ sức khỏe miễn dịch mà tất cả chúng ta có thể sử dụng ngay bây giờ. Uống trà hoa cúc cũng có thể có lợi cho phụ nữ mắc hội chứng tiền kinh nguyệt, là do đặc tính chống viêm và chống lo lắng của trà.

photo-1680268794511
Trà hoa cúc

5. Trà gừng có thể giúp điều trị buồn nôn và nôn

Nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn hoặc ốm nghén… có thể nhâm nhi một tách trà gừng. Loại trà này được biết đến là giảm căng thẳng cho hệ tiêu hóa.

Gừng, một loại gia vị được biết đến với đặc tính chữa bệnh, là một phương pháp điều trị buồn nôn và nôn an toàn và hiệu quả.

Trong một nghiên cứu dùng gừng dưới dạng bổ sung cho thấy, gừng giúp giảm buồn nôn sau hóa trị ở người lớn bị ung thư tới 40%. Hơn nữa, gingerols, hợp chất mang lại hương vị và mùi đặc trưng cho gừng, có thể hữu ích trong các liệu pháp giúp bảo vệ chống lại các bệnh như tiểu đường và ung thư.

Để thưởng thức trà gừng, bạn hãy nạo vỏ, thái lát gừng, hãm vào nước sôi trong vài phút, rồi thưởng thức hoặc có thể mua trà đóng gói sẵn làm từ gừng khô.

6. Trà bạc hà có liên quan đến hệ tiêu hóa khỏe mạnh

 

Giống như gừng, bạc hà được biết đến với tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Trà thảo dược bạc hà có thể là một lựa chọn tuyệt vời để giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bạc hà chứa tinh dầu có thể giúp thư giãn đường ruột và giúp giảm đầy hơi.

Dầu bạc hà có thể là một phương pháp điều trị ngắn hạn an toàn và hiệu quả đối với hội chứng ruột kích thích (IBS).

Trà bạc hà không chứa caffein nên đây cũng là một lựa chọn tuyệt vời để làm thức uống nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.

7. Trà dâm bụt có thể đóng vai trò hạ huyết áp

Trà dâm bụt không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn có thể giúp ích cho huyết áp. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống trà dâm bụt thường xuyên trong sáu tuần giúp giảm huyết áp ở người lớn tiền tăng huyết áp và tăng huyết áp nhẹ, so với uống giả dược và có thể được sử dụng song song với thay đổi chế độ ăn uống để giúp cải thiện các dấu hiệu sức khỏe.

8. Trà thì là có thể làm dịu các triệu chứng mãn kinh

Thì là cũng làm thư giãn các cơ tiêu hóa để giúp đi tiêu đều đặn. Thì là, từ lâu đã được biết đến như một loại cây thuốc, được sử dụng rộng rãi để điều trị các vấn đề về tiêu hóa cũng như hội chứng ruột kích thích (IBS). Polyphenol trong thì là có đặc tính chống oxy hóa.

Theo một nghiên cứu nhỏ được công bố vào tháng 9 năm 2017 trên tạp chí Mãn kinh, sử dụng thì là ở dạng viên nang, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh, ở phụ nữ mãn kinh.

 
DS. Nguyễn Xuân Lượng

Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 lượt xếp hạng

Xếp hạng: 5 - 1 lượt xếp hạng
Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát