10 loại thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý của bạn

Thứ sáu - 30/06/2023 08:25
Thảo mộc không chỉ trở thành phương thuốc quý trong y học dân gian mà còn được sử dụng cho nhiều món ăn ngon, hấp dẫn khác. Vậy hãy Điện máy XANH bật mí thêm cho bạn 10 loại thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý của bạn qua chuyên mục Mẹo vào bếp như thế nào nhé!
10 loại thảo mộc giúp cải thiện sức khỏe và tâm lý của bạn

1. Gừng

Từ rất lâu, gừng được xem là loại thực phẩm có thể cải thiện tình trạng buồn nôn, ợ nóng và dấu hiệu của chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Vì thế, bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm từ gừng như trà gừng, kẹo gừng, thậm chí là gừng pha chung với nước ấm và mật ong để cải thiện sức khỏe khi gặp phải các biểu hiện trên. Hơn nữa, bạn chỉ nên uống 2 - 3 cốc trà gừng mỗi ngày hoặc tiêu thụ khoảng 4mg gừng mỗi ngày để tránh gặp phải một số tác dụng phụ của gừng.

Xem chi tiết: - Tác dụng của gừng, cách sử dụng và những lưu ý khi sử dụng gừng.
                    - Tác dụng của trà hoa hồng và Cách sấy trà hoa hồng bằng máy sấy đa năng ánh dương
             
Gừng

2. Hoa cúc

Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa, hoa cúc có tác dụng trong việc mang lại giấc ngủ ngon cho bạn. Cụ thể, chất apigenin trong hoa cúc liên kết với một số thụ thể trong não, nhờ đó mà thúc đẩy cảm giác buồn ngủ. Vì thế, trà hoa cúc là một trong các loại đồ uống giúp an thần và cải thiện giấc ngủ cho những ai thường xuyên bị mất ngủ.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn cải thiện các dấu hiệu liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và giảm bớt chứng viêm loét dạ dày. Đồng thời, nó cũng có tác dụng giảm bớt triệu chứng trầm cảm và tâm trạng lo âu.

 
Hoa cúc

3. Nhân sâm

Nhân sâm là thực phẩm quý, có giá trị dinh dưỡng cao và phù hợp cho những đối tượng muốn bồi bổ và phục hồi sức khỏe sau khi bệnh. Sử dụng nhân sâm có thể giúp bạn giảm stress, chống suy nhược cơ thể và tăng cường khả năng ghi nhớ - tập trung.

Hơn nữa, nhân sâm còn giúp tăng cường sức đề kháng và sức chịu đựng cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, đồng thời hỗ trợ quá trình điều hòa của hệ thống tim mạch (chống rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim và ổn định đường huyết).

Do đó, bạn có thể dùng các sản phẩm từ nhân sâm, như viên uống bổ sung, trà sâm hoặc dùng sâm để hầm một số món canh bồi bổ khác.

Nhân sâm

4. Cam thảo

Cam thảo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ nên có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu thường gặp như bệnh chàm và trứng cá. Đồng thời, nó cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng và cải thiện một số bệnh lý liên quan đến tiêu hóa (như chứng khó tiêu, trào ngược axit, loét dạ dày,…).

Đặc biệt, chất glycyrrhizin trong cam thảo còn hữu hiệu trong việc làm dịu đi những cơn hen suyễn và giảm bớt chứng viêm họng.

 

Cam thảo

5. Lá trà đen

Trà đen cũng có nhiều tác dụng không thua gì so với trà xanh, như chứa nhiều hợp chất thực vật flavonoids giúp ức chế quá trình oxy hóa của cholesterol LDL xấu, đồng thời cải thiện tình trạng giãn mạch vành và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Không những thế, các chất chống oxy hóa khác trong trà đen có thể loại bỏ các gốc tự do có hại, nhờ đó tránh được bệnh Alzheimer và bệnh tim xảy ra. Chất tannin của trà còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì thế, bạn nên uống 2 - 3 tách trà đen mỗi ngày để tránh được một số mầm bệnh xuất hiện trong cơ thể nhé!

 
Lá trà đen

6. Cần tây

Hợp chất polyphenol trong cần tây có khả năng điều chỉnh đồng hồ sinh học, giúp cải thiện tình trạng và số lượng giấc ngủ mỗi ngày. Đồng thời, các chất chống oxy hóa và một số chất khoáng còn giúp bảo vệ các tế bào não, tăng cường trí nhớ và giảm thiếu rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer.

Do đó, bạn có thể sử dụng cần tây để chế biến nhiều món ăn ngon mỗi ngày như món xào hoặc dùng làm sinh tố cũng rất ngon và có lợi cho sức khỏe.

 

Cần tây

7. Thuốc lá

Uống thuốc lá có hại cho sức khỏe, bạn nên cân nhắc khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu như bị ong chích thì bạn có thể lấy ruột của điếu thuốc lá để đắp lên vùng bị ong đốt, rồi dùng một chiếc khăn ấm phủ phía trên. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ độc tố của ong ra ngoài, tránh gây hại cho cơ thể.

Thuốc lá

8. Bạc hà

Bạc hà là một loại rau thơm, có thể dùng kèm với nhiều món ăn hấp dẫn như bún thịt luộc, bún thịt nướng hoặc bánh xèo, bánh khọt. Hơn nữa, bạc hà cũng là một loại thảo mộc có tác dụng trong việc cải thiện hội chứng ruột kích thích (như biểu hiện chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày,…) nhờ tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, hương thơm của bạc hà có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi, tăng thêm sinh lực, cải thiện trí nhớ và sự tỉnh táo.

 

Bạc hà

9. Hoa oải hương

Tinh dầu hoa oải hương được đánh giá cao trong việc hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, căng thẳng và trầm cảm. Thậm chí, nó cũng được sử dụng để cải thiện một số dấu hiệu về tiêu hóa như trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi và rối loạn dạ dày.

Bạn có thể chọn dùng tinh dầu oải hương hoặc túi hoa khô, hoa tươi để trong phòng để có được hiệu quả từ loại thảo mộc này nhé!

 

Hoa oải hương

10. Quế

Quế chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là hợp chất cinnamic aldehyde có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, nhờ đó giảm tình trạng nhiễm trùng, phục hồi sự tổn thương ở mô và chống sâu răng, hôi miệng.

Đồng thời, việc dùng quế còn có tác dụng làm giảm cholesterol LDL xấu và tăng cholesterol HDL tốt, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, quế cũng tác động tích cực đến độ nhạy của insulin và góp phần làm giảm nồng độ đường trong máu dưới nhiều hình thức khác nhau.

Việc sử dụng quế có thể bảo vệ tế bào thần kinh, từ đó cải thiện tốc độ dẫn truyền thần kinh cũng hư hoạt động chức năng của não bộ.

Quế
 

Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương

Nguồn tin: www.dienmayxanh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát