Công dụng và cách dùng của sâm cau, Máy sấy dược liệu đa năng Ánh Dương

Thứ sáu - 10/02/2023 06:48
Sâm cau là cây thuốc quý mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng núi rừng Tây Bắc, có nhiều công dụng đáng chú ý trong chữa bệnh cũng như bồi bổ cơ thể: ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa… Tác dụng tuyệt vời của của sâm cau trong chữa bệnh không phải ai cũng biết, đặc biệt vô cùng phong phú với chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe và cách dùng sâm cau để chữa bệnh như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn biết thêm về các công dụng cũng như cách dùng của sâm cau.
Công dụng và cách dùng của sâm cau, Máy sấy dược liệu đa năng Ánh Dương

Giới thiệu về cây sâm cau

  • Sâm cau còn là ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan, tên khoa học Curculigo orchioides Gaertn, thuộc họ Sâm cau (Hypoxidaceae).
  • Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm hoặc hơn.
  • Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, dạng củ to bằng ngón tay, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ, vỏ thô màu nâu, trong nạc, màu vàng ngà.
  • Lá hình mũi mác hẹp, xếp nếp và có gân như lá cau, dài 20 – 40cm, rộng 2,5 – 3cm, cuống lá dài khoảng 10cm.
  • Cụm hoa có 3 – 5 hoa nhỏ màu vàng, mọc trên một trục ngắn nằm trong kẽ lá, lá bắc hình trái xoan lợp lên nhau. Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5cm, chứa 1 – 4 hạt.
  • Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
  • Sâm cau mọc hoang trên các đồi cỏ ven rừng núi của một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam và cũng tìm thấy trên vùng đồi núi cao ở Lâm Đồng.

Công dụng của sâm cau

  • Chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, tăng khả năng cương cứng; tăng số lượng, hiệu quả và chất lượng tinh trùng.
  • Với người già, có thể dùng sâm cau để chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối đau mỏi, vận động khó khăn.
  • Tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
  • Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
  • Sâm cau còn được dùng để chữa hen và dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy.
  • Hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
  • Rễ giã nát để đắp chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét.
  • Chữa trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…

Chú ý: Dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu không nên dùng.

Cách dùng sâm cau

Sâm cau ngâm rượu

Sâm cau ngâm rượu dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

  • Chuẩn bị: sâm cau (phơi sấy khô, xắt lát mỏng, phơi sấy khô, sao vàng) 50g, rượu 40 – 45 độ 500ml.
  • Cách bào chế: cho sâm cau vào rượu ngâm trong 7 – 10 ngày (hằng ngày lắc nhẹ bình ngâm 1 – 2 lần) là được.
  • Sử dụng: Ngày uống 2 lần vào bữa ăn, mỗi lần uống khoảng 30ml.
  • Tác dụng: bổ thận dương, trừ phong thấp. Thường dùng chữa liệt dương, lưng đau lạnh, phong thấp, thần kinh suy nhược.

Chữa đau nhức toàn thân, tê thấp:

  • Chuẩn bị: hà thủ ô đỏ (chế đỗ đen), rễ sâm cau, hy thiêm mỗi vị 50 g.
  • Cách chế biến: Tất cả đem thái lát mong rồi ngâm chung với 650ml rượu trắng trong khoảng 10 đến 15 ngày là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống hai lần trước các bữa ăn, uống mỗi lần khoảng 50 ml.

Xem thêm: Tác dụng của sâm cau ngâm rượu

Sâm cau sắc đun nước

Sâm cau sắc đun nước 1

 

Chữa liệt dương do bị rối loạn chức năng thần kinh:

  • Chuẩn bị: sâm Bố Chính, kỷ tử, sung thằn lằn, ngưu tất, thạch hộc, tục đoạn, ba kích thiên, hoài sơn mỗi thứ 12 g, ngũ gia bì, cam thảo nam, cáp giới mỗi vị 8 g, sâm cau 20gr.
  • Cách chế biến: Tất cả đem rửa sạch, thái lát mỏng sau đó đem phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp rồi đem sắc với 800ml nước đến khi còn 300-400ml, chia làm ba lần uống trong ngày, uống trước khi ăn.

Hoặc

  • Chuẩn bị: Óc chó (hồ đào nhục), phá cố chỉ, thục địa, ba kích thiên mỗi vị 16gr, sâm cau 20gr, tiểu hồi hương 4gr
  • Cách chế biên: Tất cả cho đunsắc với 0,8 lít nước đến khi còn 300 – 400ml thì chia 2 lần uống trong ngày trước khi ăn.

Chữa tăng huyết áp (tiền mãn kinh)- mạnh gân cốt và bổ dương bài này còn goi là “Nhị tiên thang” 

  • Sâm cau: 12g
  • Củ ba kích tím: 12g
  • Lá dâm dương hoắc khô: 12g
  • Tri mẫu: 12g
  • Hoàng bá: 12g
  • Đương quy: 12g
  • Cách làm: Tất cả rửa sạch đun với 800 ml nước sắc còn 300ml chia làm 2 lần uốngtrong ngày, uống trước bữa ăn.
  • Dùng dạng Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần hoặc ngâm rượu với 1 lít rượu ngày uống 120 ml chia làm 2 lần uống trước các bữa ăn.

Sâm cau kết hợp với 1 số vị thuốc giúp bổ thận tráng dương

  • Bìm bịp 1 con
  • Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
  • Sâm cau rừng 50g
  • Ngâm cùng 1.500ml rượu nếp quê
  • Chế biến: Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt. Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.

Chế biến thành món ăn chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe

Hầm chung với thịt gà: bổ thận dương, bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp. Rất có ích cho người bị rối loạn cương dương thể thận dương hư, đau lưng mỏi gối

  • Nguyên liệu cần có: sâm cau 15gr, thịt gà 250gr, dâm dương hoắc 15gr, gia vị các loại.
  • Cách chế biến: Thị gà cắt miếng vừa đủ để ăn, ướp các gia vị trong vòng 20 phút. Rửa sạch 2 loại dược liệu rồi cho vào nồi hầm. Nước hầm giữ ở mức vừa đủ ngập thịt gà. Khi gà chín mềm thì đem ra dùng ngay khi đang còn nóng.

Hầm chung với thịt lợn: Có tác dụng bổ thận tráng dương, chủ trị dương nuy, chữa nam giới vô sinh do tinh dịch dị thường

  • Chuẩn bị: Sâm cau 15 g, thịt lợn 200g, gia vị nêm vừa miệng
  • Cách làm: thịt lợn rửa sạch, thái vừa phải như kho, ướp gia vị để khaongr 15-20phuts cho ngấm. Sâm cau rửa sạch, tất cả cho vào nồi đất, hầm với lượng nước vừa phải cho mềm. Ăn ngon khi nóng

Xem thêm:Công dụng và cách dùng của sâm cau
 

Những chú ý khi dùng sâm cau

  • Tuy sâm cau có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh và bồi bổ cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể dùng được sâm cau.
  • Bản thân loại thảo dược này cũng có độc tính, tuy trước khi ngâm rượu sâm cau đều đã qua công đoạn khử độc nhưng trong rượu vẫn luôn tồn tại một lượng rất ít. Chính vì vậy không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều sâm cau trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nhẹ.
  • Một vấn đề khác cũng liên quan tới vấn đề liều lượng dùng là nếu dùng sâm cau liều cao kéo dài sẽ gây cường dương, làm tinh hao kiệt sức, vì vậy không nên chỉ quan tâm tới những công dụng quý của sâm cau mà lạm dụng dược liệu này.
  • Trong Đông y cũng khuyên những người hư yếu, bị âm hư hỏa vượng không nên dùng.

Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương

Nguồn tin: tracuuduoclieu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát