Công Dụng Lá Mơ - Máy Sấy Thảo Dược Ánh Dương

Thứ sáu - 18/12/2020 07:36
Lá mơ là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm đau, chủ trị tiêu chảy, ho gà, đau nhức xương khớp, ăn không tiêu… Cách dùng phổ biến là sắc uống với liều lượng 10 – 20g mỗi ngày.
Công Dụng Lá Mơ  - Máy Sấy Thảo Dược Ánh Dương
Lá mơ là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, giảm đau, chủ trị tiêu chảy, ho gà, đau nhức xương khớp, ăn không tiêu… Cách dùng phổ biến là sắc uống với  liều lượng 10 – 20g mỗi ngày.

- Tên khác: Mơ tam thể, lá thúi địch, mơ tròn, ngưu bì đống, mơ leo, dây mơ lông

- Tên khoa học: Paederia tomentosa
- Họ: Cà phê

Mô tả về cây lá mơ

1. Đặc điểm thực vật

Cây lá mơ thuộc dạng thân leo, dễ phát triển. Cây có lá hình trứng, mọc đối, một đầu nhọn, màu tím nhạt ở mặt dưới và màu xanh ở mặt trên. Ở giữa lá có đường gân nổi rõ được bao phủ bằng một lớp lông mịn ở trên. Phía dưới lá có cuống mảnh.

Hoa cây lá mơ mọc thành chùm ở nách lá hoặc trên ngọn, hình loa kèn. Hoa có 6 cánh màu trắng, ở giữa màu tím nhạt. Quả hơi tròn, dẹt, được bao phủ bằng một lớp vỏ mỏng màu vàng. Bên trong quả chứa 2 nhân dẹt, có cánh màu nâu đen.

Toàn thân cây khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu. Cây có khả năng sinh trưởng mạnh và rất dễ phát triển. 

Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây lá mơ khác nhau. Trong đó, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

2. Phân bố

Cây lá mơ được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên nhiều nhất là ở các vùng Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam.

Ở nước ta, cây có mặt ở khắp nơi. Nó được trồng làm hàng rào và lấy lá làm thực phẩm, dược liệu. Ngoài ra, cây còn phát triển ở các bụi rậm, bờ vườn.

3. Bộ phận dùng

Lá mơ là bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Đôi khi thân và rễ cũng được dùng trong một số bài thuốc chữa bệnh.

4. Thu hái, sơ chế

Lá mơ được thu hái bất kì thời điểm nào trong năm. Lá đem về sẽ được đem sử dụng ngay ở dạng tươi hoặc phơi khô với số lượng lớn dùng dần.

Phần thân, rễ cũng được đem cắt ngắn. Dùng tươi hoặc phơi khô.

5. Bảo quản

Dược liệu phơi khô cần được cất trong bao ni lông hoặc hũ có nắp đậy kín và để nơi thoáng mát. Lá mơ khô rất dễ bị mốc nên tránh để nơi ẩm ướt.

 6. Thành phần hóa học

Lá mơ chứa nhiều tinh dầu, trong đó bao gồm các chất như:

  • Bisulfur carbon
  • Alcaloid
  • Paederin
  •  Scanderoside
  •  Sulfur dimethyl disulphit

Ngoài ra, phân tích thành phần của lá mơ, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy methyl mercaptan. Đây chính là hoạt chất tạo nên mùi thối đặc trưng của loại lá này.

Vị thuốc lá mơ

dược liệu lá mơ
Lá mơ có nhiều công dụng chữa bệnh quý

1. Tính vị

Lá mơ lông có tính bình, mát, vị ngọt, hơi đắng

2. Tác dụng dược lý và chủ trị

Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoạt chất sulfur dimethyl disulphit trong lá mơ có tác dụng tương tự như kháng sinh. Nó giúp kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó thành phần paederin ( alkaloid ) cũng thể hiện hoạt tính sinh lý cao đối với hệ thần kinh của người.
 

Lưu ý khi sử dụng lá mơ

Lá mơ được đánh giá là khá an toàn khi dùng theo đường uống và đường bôi ngoài da. Mặc dù vậy khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý:

- Hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng
- Sử dụng lá mơ sạch để làm thuốc. Dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối khoảng 20 phút để khử khuẩn.
- Dùng đúng liều lượng được khuyến cáo hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc
- Không dùng lá mơ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của loại lá này

 

Nguồn tin: vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 lượt xếp hạng

Xếp hạng: 5 - 1 lượt xếp hạng
Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát