Long nhãn có độ dày mỏng khác nhau phụ thuộc vào nhiệt độ sấy, có màu vàng hay màu nâu đậm. Có mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị ngọt, mềm dẻo, mặt ngoài nhăn mặt trong láng mịn. Cây nhãn thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới, là loại cây ăn trái sống lâu năm.
Mỗi khẩu phần ăn 20 miếng long nhãn tươi có chứa:
Tùy vào độ tuổi, 1 người có thể dùng từ 9 - 18g long nhãn mỗi ngày. Thời điểm tốt để ăn long nhãn là 1 - 2 giờ sau ăn, tránh bị cào ruột nếu ăn lúc đói.
Vitamin C giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, hạ huyết áp. Theo một số nghiên cứu cho thấy sử dụng vitamin C điều trị huyết áp cho chuột có chế độ ăn nhiều muối. Kết quả vitamin C làm giãn các mạch máu từ tim nên việc nạp muối làm tăng đáng kể huyết áp, nhưng đã bị suy giảm khi điều trị bằng vitamin C.[1]
Hiện nay chất dinh dưỡng kali đang có mức tiêu thụ thấp, con người có xu hướng sử dụng natri gấp đôi lượng kali. Điều này dẫn đến sự mất cần bằng là lý do khiến nhiều người mắc bệnh cao huyết áp. Vì vậy, lượng kali trong long nhãn cũng góp phần kiểm soát huyết áp tốt.
Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể người, tác dụng này đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm. Các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung trái cây vào khẩu phần, ví dụ nhãn có chứa vitamin C, của người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ giúp bảo vệ sức khỏe của họ.
Vitamin C giúp làm giảm độ cứng của động mạch từ đó góp phần vào cải thiện sức khỏe tim mạch. Cung cấp vitamin từ các loại rau củ quả mà không phải từ thực phẩm chức năng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất.
Khi bạn bị đứt tay hay các vết cắt trên da sự lành lại của da cũng nhờ vào vitamin C. Vì chất này có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, vết cắt, tăng sản xuất collagen và độ săn chắc của làn da tạo nên làn da đẹp.[2]
Vitamin C trong long nhãn giúp chống cảm cúm và cải thiện hệ miễn dịch bằng các hỗ trợ các chức năng tế bào khác nhau của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có vai trò hỗ trợ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiễm trùng toàn thân. Vì vậy thiếu vitamin C khiến hệ miễn dịch suy giảm, dễ nhiễm trùng.[3]
Bệnh lý đục thủy tinh thể có thể do thoái hóa ở tuổi già hay bẩm sinh, gây thị lực giảm. Ở người cao tuổi sự thiếu hụt riboflavin có thể tăng nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể.
Khoảng 80% tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh này là do nguyên nhân thiếu hụt riboflavin. Vậy nên bổ sung riboflavin từ long nhãn và các nguồn khác là điều cần thiết trong phòng ngữa bệnh đục thủy tinh thể liên quan tuổi tác, giảm nguy cơ các bệnh về mắt.[4]
Vitamin A chuyển hóa thành retinol có khả năng kích thích tạo tế bào mới, thiếu retinol da trở nên khô. Bổ sung vitamin A ngăn ngừa lão hóa sớm, bảo vệ da trước tác hại của ánh sáng mặt trời, giảm nếp nhăn, giúp da sáng và da đều màu hơn.
Vitamin C có khả năng tái tạo collagen, có khả năng chống lão hóa, dưỡng ẩm dưỡng trắng, phục hồi cấu trúc da từ bên trong và làm chậm lão hóa từ bên ngoài.
Khả năng sản sinh collagen của vitamin C, là một chất dẻo dai một phần của cơ, sụn, xương và nhiều bộ phận khác. Từ đó, giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương của con người.
Hy vọng bài viết này sẽ mang đến kiến thức về long nhãn cho sức khỏe con người. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè của bạn cùng biết nhé!
Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương
Nguồn tin: www.nhathuocankhang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn