12 tác dụng của rong biển với sức khỏe và cách dùng - Máy sấy thực phẩm đa năng Ánh Dương

Thứ sáu - 02/02/2024 03:32
Rong biển chứa nguồn vitamin A, B12, canxi và i ốt phong phú. Thực phẩm mà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, làm sạch chất độc trong máu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm huyết áp… Dưới đây là 12 tác dụng của rong biển không phải ai cũng biết.
12 tác dụng của rong biển với sức khỏe và cách dùng - Máy sấy thực phẩm đa năng Ánh Dương
Thành phần dinh dưỡng của rong biển
Rong biển ( hay còn gọi là tảo bẹ) là thực vật thuộc nhóm tảo đa bào sống ở biển. Nguyên liệu này được sử dụng làm thực phẩm từ hơn 10 nghìn năm trước và đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của nhiều nước, chẳng hạn như Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra những giá trị dinh dưỡng và vô số lợi ích tuyệt vời của rong biển với sức khỏe. Chính vì vậy, thực phẩm này ngày càng được sử dụng rộng rãi và được các bà nội trợ ưa chuộng. 

Rong biển có nhiều màu sắc khác nhau. Một số loại có màu xanh lá cây nhưng cũng có loại màu nâu đen hay màu đỏ. Cây thường phát triển thành cụm trên vách đá hay các rạn san hô. Đôi khi rong biển còn được tìm thấy tại các tầng nước sâu nhưng những khu vực này vẫn còn ánh sáng mặt trời chiếu tới nhằm đảm bảo cho quá trình quang hợp của cây diễn ra bình thường.

Rong biển chứa nguồn dưỡng chất phong phú hơn hẳn so với nhiều loại thực phẩm khác. Hàm lượng vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm này cao gấp 2 – 3 lần cà rốt, nguồn canxi so với sữa bò nhiều hơn gấp 3 lần và lượng vitamin B12 trong rong biển cũng nhiều hơn gấp 4 lần so với trứng.

Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như:
I ốt, nhiều nhất là rong biển nâu
Đường Alga alkane mannitol
Fertile clement
Protein
Magie
Chất béo
Mangan
Vitamin K…

 
KHAYXOAY 01
Máy sấy thực phầm bằng công nghệ sấy nhiệt khay xoay Ánh Dương

2. Các loại rong biển thường dùng
Trong tự nhiên có hàng trăm loại rong biển khác nhau. Tuy nhiên, được sử dụng phổ biến trong ẩm thực chỉ có một số loại như:
Rong biển wakame
Rong biển arame
Rong biển hijiki
Rong biển kombu
Rong biển xoắn spirulina
Rong biển klamath
Rong biển ogonori
Rong biển nori
Rong biển kanten
Rong biển mozuku
Rong biển tosaka
Rong biển dulse đỏ
Rong nho
Rong biển chỉ vàng
Tảo bẹ

12 tác dụng của rong biển với sức khỏe
Với nguồn dưỡng chất phong phú, rong biển mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như:


1. Làm sạch máu
Thường xuyên ăn rong biển chính là cách đơn giản để làm sạch máu. Thực phẩm này chứa hoạt chất quan trọng là fertile clement. Khi được hấp thu, chất này sẽ phát huy tác dụng điều tiết hoạt động lưu thông máu, tiêu trừ độc tố, mỡ dư thừa cùng các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Nếu bạn bị nhiễm độc, cơ thể thường xuyên nổi mụn nhọt thì nên thêm rong biển vào chế độ ăn để làm sạch máu, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

>> Xem thêm: Hạt gấc và 10 công dụng cực tốt cho sức khỏe
 
2. Tăng cường chức năng hoạt động của tuyến giáp trạng
Tuyến giáp trạng là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất hormone sinh trưởng. Thói quen ăn rong biển sẽ giúp cải thiện đáng kể chức năng hoạt động của cơ quan này.

Hoạt chất fertile clement được tìm thấy trong rong biển không chỉ có tác dụng làm sạch mạch máu mà còn là thành phần quan trọng của tuyến giáp trạng. Chất này được bổ sung đầy đủ sẽ giúp tuyến giáp trạng hoạt động hiệu quả hơn trong việc sản xuất hormone tăng trưởng. Điều này vô cùng có lợi cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

 
maysaybomnhietad7108khay 01
Máy sấy thực phầm bằng công nghệ sấy bơm nhiệt Ánh Dương

3. Nâng cao sức khỏe tim mạch
Rong biển chính là một sự lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn của người mắc bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, rong biển có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ bị cao huyết áp ở động vật. Tiến hành nghiên cứu trên các sợi rong biển nâu, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tokyo cũng đã chỉ ra, thực phẩm này có thể giúp làm giảm huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ ở người, đặc biệt là các trường hợp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Một nghiên cứu khác diễn ra trong suốt 25 năm tại Nhật Bản, các nhà nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng sống lâu nhất tại Okinawa cho thấy người dân tại đây có huyết áp khá ổn định, hàm lượng cholesterol ở mức thấp và ngay cả khi về già thì họ vẫn rất minh mẫn. Điều đáng nói là rong biển chiếm đến hơn 50% lượng rau quả trong chế độ ăn hằng ngày của những cư dân này.

4. Phòng ngừa ung thư
Đây là tác dụng của rong biển không phải ai cũng biết. Thực phẩm này cung cấp hàm lượng cao Lignan cho cơ thể. Chất này có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các mô khỏe mạnh, ngăn chặn quá trình biến đổi ADN của tế bào, đồng thời ức chế sự phát triển của khối u ác tính và làm chậm tốc độ di căn ung thư.
tac dung cua rong bien
Thường xuyên ăn rong biển giúp ức chế sự phát triển của tế bào ác tính, ngăn ngừa ung thư
Bên cạnh đó, lignans còn có tác dụng tương tự như thuốc hóa trị ung thư. Chất này giúp ngăn chặn không cho tế bào tổng hợp estrogen, qua đó làm giảm nguy cơ bị ung thư vú cho phụ nữ sau tuổi mãn kinh.

5. Rong biển hỗ trợ tiêu hóa
Rong biển khô chứa 25 – 75% là chất xơ. Đây là một thành phần quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Chất này giúp tạo khối cho phân, làm mềm phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, qua đó giúp ngăn ngừa hiện tượng đầy hơi, ăn không tiêu, táo bón hay bệnh trĩ. 

Thêm vào đó, thành phần polysaccharide sunfate được tìm thấy trong rong biển còn giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cân bằng hệ vi sinh vật và tăng cường khả năng miễn dịch cho hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc trường Đại học Newcastle cũng đã chỉ ra, chất alginate được tìm thấy trong tảo biển nâu còn kích thích sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc ruột, giúp ngăn ngừa viêm ruột, viêm loét dạ dày hay viêm đại tràng.

Xem thêm: Uống nước ép cần tây hạ huyết áp có phải không? - Máy sấy nông sản đa năng Ánh Dương


6. Giảm cân nhờ ăn rong biển
Đây chính là tác dụng của rong biển mà người bị béo phì, phụ nữ sau sinh hay những người đang thực hiện kế hoạch giảm cân không nên bỏ qua. Hàm lượng vitamin A phong phú trong rong biển sẽ giúp đốt cháy calo, qua đó tạo ra nhiệt để ngăn chặn quá trình sản xuất tế bào mỡ dư thừa.

Hơn nữa, rong biển còn cung cấp nhiều chất xơ mang lại cho bạn cảm giác no lâu, giảm bớt sự thèm ăn và cắt giảm được tối đa lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể. Điều này giúp hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.

7. Giảm áp lực cho thận
Với lượng muối thấp, rong biển có thể giúp cắt giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể, qua đó giảm áp lực cho thận. Duy trì chế độ ăn có rong biển trong thời gian dài sẽ giúp thận của bạn hoạt động tốt hơn trong việc ổn định huyết áp và đào thải độc tố cho cơ thể.

8. Rong biển ngăn ngừa bướu cổ
Ăn rong biển chính là một cách để bổ sung nguồn i ốt tự nhiên cho cơ thể. Đây là thành phần quan trọng giúp sản sinh hormone tuyến giáp, ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Theo thống kê, trong số các bệnh nhân bị bướu cổ thì có một tỷ lệ không nhỏ mắc bệnh do bị thiếu iốt.

9. Kháng viêm
tac dung cua rong bien 2
Đặc tính kháng viêm tự nhiên của rong biển chứng là phương thuốc an toàn giúp chữa lành các chứng viêm trong cơ thể

Rong biển được sử dụng như một phương thuốc kháng viêm tự nhiên của cơ thể. Thành phần cacbon hidrat trong thực phẩm này có thể giúp giảm các chứng viêm nhiễm trong cơ thể. 

10. Ngăn ngừa đau đầu, hen suyễn – Tác dụng của rong biển
Sở hữu nguồn magie phong phú, rong biển có khả năng tác động lên hệ thần kinh, giúp não bộ được thư giãn và ngăn ngừa các chứng đau đầu, đau nửa đầu. Chất này cũng giúp giảm đáng kể các triệu chứng do bệnh hen suyễn gây ra.

11. Giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh được khuyến cáo nên thường xuyên ăn rong biển để cải thiện các triệu chứng căng thẳng, lo âu, mất ngủ. Thực phẩm này hoạt động bằng cách làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể. Sự tăng nhanh của loại hormone này trong thời kỳ mãn kinh chính là nguyên nhân gây ra hàng loạt các dấu hiệu khó chịu ở phụ nữ tuổi trung niên.

12. Phòng ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Bổ sung đầy đủ axit folic trong thời gian mang thai có thể giảm giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho em bé sau khi chào đời. Chất này có nhiều trong rong biển. Vì vậy, chị em nên tăng cường bổ sung rong biển vào trong thực đơn để đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

 

Lưu ý khi ăn rong biển
Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng lạm dụng quá mức cũng không tốt. Ăn quá nhiều có thể khiến bạn bị dư thừa i ốt, làm tăng nguy cơ bị cường giáp, rối loạn chuyển hóa. Do có hàm lượng i ốt cao, các trường hợp bị dư thừa chất này không nên ăn rong biển.

Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn tối đa 100g rong biển. Chia nhỏ thực phẩm này làm nhiều lần ăn, tránh sử dụng quá nhiều cùng lúc.
Rong biển có tính hàn nên người đang bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy không nên sử dụng.

Một số trường hợp có thể bị dị ứng khi ăn rong biển dẫn đến hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa, sưng môi, lưỡi, miệng… Vì vậy, nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với rong biển hoặc các thành phần có trong thực phẩm này thì không nên sử dụng.

Lựa chọn địa chỉ uy tín để mua rong biển. Thực phẩm này có thể được khai thác ở những vùng biển bị ô nhiễm hoặc có nhiều kim loại nặng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Sơ chế và chế biến rong biển đúng cách để giữ được nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng cũng như những tác dụng tuyệt vời mà thực phẩm này mang lại cho sức khỏe.

Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương

Nguồn tin: www.thuocdantoc.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát