Tác dụng của rau diếp cá sẽ phát huy hiệu quả khi bạn thường xuyên ăn hoặc uống nước ép từ loại rau này. Bên cạnh dùng rau diếp cá trị mụn, bạn cũng có thể có thể tận dụng công dụng của rau diếp cá trong việc điều trị một số bệnh lý khác.
Rau diếp cá (hay còn gọi là giấp cá hay dấp cá) là một loại cây rất quen thuộc ở Việt Nam. Rau diếp cá được trồng nhiều ở các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, bang Manipur của Ấn Độ và Hàn Quốc.
Đối với nhiều người, loại rau này có mùi khá khó chịu và không dễ ăn. Tuy nhiên, công dụng rau diếp cá lại mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bác sĩ cho rằng rau diếp cá có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, rau diếp cá trị mụn và giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn. Không chỉ thế, nó còn là một nguyên liệu thuốc tuyệt vời nhờ tác dụng tiêu trừ độc tố cho cơ thể.
9 tác dụng của rau diếp cá
Dùng rau diếp cá trị mụn là một trong những cách chăm sóc da được nhiều chị em tin tưởng. Mỗi khi mặt nổi mụn, bạn chỉ cần lấy vài chiếc lá diếp cá rửa sạch, giã nát, hòa thêm chút muối rồi đắp lên nốt mụn. Cách trị mụn bằng diếp cá có thể sẽ nhanh chóng giúp nốt mụn bớt sưng, đau. Không những thế, dùng rau diếp cá trị mụn còn giúp da hạn chế tình trạng thâm đen do mụn.
Rau diếp cá chứa có ethanol. Vậy uống nước rau diếp cá có tác dụng gì đối với người mắc bệnh tiểu đường?
Một nghiên cứu vào năm 2014 trên cơ thể chuột cho thấy việc uống nước rau diếp cá liên tục trong 3 tuần có thể làm giảm đáng kể hàm lượng FPG (hàm lượng glucozo trong máu lúc đói). Ngoài ra, chúng còn chứa thành phần chống tiểu đường và khả năng giúp ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó, loại rau này còn được xem là một liều thuốc tiềm năng đối với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài khả năng cải thiện tình trạng tiểu đường, uống nước rau diếp cá có tác dụng gì khác? Nhiều nghiên cứu cho biết rau diếp cá chứa thành phần chống béo phì. Do đó, ăn hoặc uống nước rau diếp cá sẽ giúp giảm đi lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Về lâu dài, cách làm này sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
4. Rau diếp cá có tác dụng gì?
Ăn rau diếp cá có tốt không? Theo kinh nghiệm dân gian, người bị tiểu rắt, tiểu buốt hãy tăng cường bổ sung rau dếp cá vào bữa ăn để lợi tiểu. Đông y cũng tận dụng lợi ích của rau diếp cá để bào chế các bài thuốc lợi tiểu.
Từ khả năng lợi tiểu, rau diếp cá còn có thể giúp tiêu trừ độc tố, thanh lọc cơ thể. Các loại độc tố trong cơ thể sẽ được đào thải thông qua đường nước tiểu.
Tác dụng rau diếp cá có thể hỗ trợ điều trị viêm phổi, các triệu chứng phổi bất thường và tình trạng bất ổn ở đường hô hấp.
Rau diếp cá trị bệnh gì? Người mắc bệnh ecpet nên dùng thường xuyên vì loại cây này chứa thành phần có thể kiềm hãm virus ecpet và giả dại.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau diếp cá có thể tăng cường hệ miễn dịch bởi vì chúng giúp kích thích sản sinh ra tế bào bạch huyết – tế bào thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng rau diếp cá là một trong những loại rau có chứa nhiều hợp chất tự nhiên tốt cho sức khỏe. Vì thế, tác dụng của rau diếp cá có thể được tận dụng để cải thiện sức đề kháng cho người ở nhiều độ tuổi.
Tác dụng của rau diếp cá có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe xấu. Song, ăn nhiều rau diếp cá có tốt không?
Về bản chất, rau diếp cá có tính hàn. Trong ẩm thực, nhiều người thường ăn rau diếp cá cùng với các loại rau thơm khác như rau kinh giới, rau húng lủi, xà lách…Đây là thói quen có lợi cho sức khỏe. Tác dụng phụ của rau diếp cá cũng rất hiếm gặp. Thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào có câu trả lời chính xác cho câu hỏi ăn nhiều rau diếp cá có tốt không.
Tuy nhiên, cũng như các loại rau thơm khác, bạn có thể sử dụng mỗi ngày với số lượng vừa phải, không nên lạm dụng. Nếu muốn rau diếp cá mỗi ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc thầy thuốc Đông y để xác định liều lượng phù hợp.
Mặt khác, tác dụng của lá diếp cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên dùng rau diếp cá để thay thế cho các loại thuốc chữa bệnh được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tin: nhandan.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn