Cây măng cụt được thu hái vỏ quả và vỏ thân làm dược liệu chữa bệnh. Chúng có nhiều tác dụng như trị tiêu chảy, kiết lỵ, giảm cân, ngăn ngừa ung thư…
Tên gọi khác: Mangosteen ( tiếng Anh), Mangoustanier (tiếng Pháp ), Sơn trúc tử ( tiếng Trung Quốc ), Mankhut ( tiếng Thái )
Đặc điểm thực vật
Măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới, thân gỗ, sống lâu năm. Cây to, có nhiều cành, tán rộng, có thể cao đến 25 mét. Đâm vào thân cây thấy có nhựa vàng chảy ra.
Lá măng cụt màu xanh đậm và bóng ở trên, mặt dưới nhạt hơn. Lá mọc đối, chất dày cứng và không có lông tơ. Cây cho ra hoa đa tính. Trên cùng một cây có thể mọc cả hoa cái, hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành chùm hoặc đơn độc, có 4 cánh màu trắng kem phớt đỏ bên trên 4 lá đài cứng. Trong hoa có bầu và 16 – 17 nhị hoa.
Quả măng cụt có hình tròn, khi còn non màu xanh nhạt, sau đó dần chuyển sang sắc tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang. Quả mang đài, lớp vỏ ngoài khá dai, chất bên trong vỏ xốp. Mỗi quả chứa 5 – 8 múi trắng, vị chua ngọt, ở giữa thịt quả có hạt to màu nâu. Loại quả này được mệnh danh là nữ hoàng trái cây, có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người ưa chuộng.
Phân bố
Măng cụt có giá trị dinh dưỡng cao, lại còn có giá trị dược liệu nên được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Myanma, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Sri Lanka.
Ở nước ta, măng cụt là loại di thực được các nhà truyền giáo mang giống từ nước ngoài về. Cây ưa sống ở những vùng khí hậu nóng ấm nên được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền nam như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương hay Gia Định. Một số khu vực ở Huế cũng trồng măng cụt nhưng rất ít, năng suất thấp.
Bộ phận dùng
Cây măng cụt sử dụng vỏ quả và cỏ thân cây làm thuốc trị bệnh.
Thu hái – Sơ chế
Vỏ thân cây măng cụt được thu hoạch quanh năm. Vỏ cây được lột đem về rửa sạch, bằm nhỏ, phơi khô.
Riêng vỏ quả phải đợi đến mùa cây ra trái và cho quả chín, thường là vào tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Sau khi ăn lớp thịt màu trắng bên trong, vỏ sẽ được giữ lại, để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô tích trữ làm thuốc.
Thành phần hóa học
– Vỏ quả chứa:
– Vỏ thân:
Vỏ thân cây măng cụt chứa thành phần chủ yếu là tanin.
– Thịt quả:
– Lá măng cụt:
Vỏ quả măng cụt có tác dụng làm săn da, trừ lỵ, cầm tiêu chảy. Chủ trị tiêu chảy, kiết lỵ, khí hư, bạch đới.
Vỏ thân cây có tác dụng chữa tiêu chảy.
– Công dụng của măng cụt theo nghiên cứu hiện đại:
Ăn măng cụt có tác dụng gì?
Trong thịt quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
Nguồn tin: vnexpress.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn