Cà rốt chứa beta-carotene và alpha-carotene là hai loại carotenoid mà cơ thể chúng ta chuyển đổi thành vitamin A. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì các tế bào khỏe mạnh.
Cà rốt cũng chứa luteolin, một chất phytochemical flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư. Loại củ này còn là một nguồn thực phẩm giàu folate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất khác.
Bạn hãy cùng tìm hiểu tác dụng của cà rốt với sức khỏe dưới đây để bổ sung loại trái cây này vào chế độ ăn hàng ngày của mình nhé.
1. Tác dụng của cà rốt giúp cải thiện thị lực
Cà rốt có chứa vitamin A nên rất cần thiết cho đôi mắt của bạn. Nếu một người bị thiếu hụt vitamin A trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào thị giác trong võng mạc của mắt làm tăng nguy cơ bị bệnh quáng gà.
2. Cà rốt giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư
Cà rốt chứa nhiều chất phytochemical được nghiên cứu sâu về đặc tính chống ung thư. Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-carotene và các carotenoid khác nên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. Các nghiên cứu cho thấy nước ép cà rốt cũng có thể giúp bạn chống lại bệnh bạch cầu.
Nhiều người cũng tin rằng tác dụng của cà rốt giúp giảm nguy cơ mắc ung thư miệng. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đảm bảo về tác dụng này.
3. Tác dụng của cà rốt giúp bạn làm đẹp da
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn cà rốt ở mức vừa phải vì bạn tiêu thụ quá nhiều carotenoid sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là carotenemia khiến da bị vàng hoặc cam.
4. Cà rốt giúp kích thích tóc phát triển khỏe mạnh
Cà rốt có chứa nhiều vitamin A, vitamin C, carotenoid, kali và các chất chống oxy hóa. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy tác dụng của cà rốt có thể hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhận định này vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh.
5. Tác dụng của cà rốt giúp duy trì cân nặng
Cà rốt sống, tươi có chứa khoảng 88% nước nhưng một củ cà rốt vừa chỉ có khoảng 25 calo. Do đó, bạn thêm cà rốt vào chế độ ăn sẽ giúp bạn dễ no mà không cần phải tiêu thụ nhiều calo gây tăng cân.
Cà rốt cũng có chứa chất xơ nên giúp bạn dễ no hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn duy trì cân nặng.
Theo một nghiên cứu, các bữa ăn có chứa cà rốt nguyên chất và cà rốt xay nhuyễn đã giúp các đối tượng thử nghiệm tăng mức độ no cao hơn.
6. Tác dụng của cà rốt giúp ổn định huyết áp
Nước ép cà rốt có tác dụng gì? Một nghiên cứu đã cho thấy bạn tiêu thụ nước ép cà rốt sẽ góp phần làm giảm 5% huyết áp tâm thu. Nước ép cà rốt có tác dụng này là nhờ có chứa các chất dinh dưỡng như chất xơ, kali, nitrat và vitamin C.
7. Cà rốt hỗ trợ bạn điều trị bệnh tiểu đường
Những bất thường trong chuyển hóa glucose ở người bị tiểu đường sẽ làm gia tăng nhu cầu của cơ thể để chống lại sự oxy hóa. Lúc này, vitamin A có trong cà rốt chính là thành phần giúp chống oxy hóa một cách tự nhiên.
Vì có nhiều chất xơ nên tác dụng của cà rốt cũng giúp hỗ trợ những người bị bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu cho thấy bạn tăng lượng chất xơ sẽ giúp cải thiện chuyển hóa glucose khi bị bệnh tiểu đường.
8. Cà rốt giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch
Ăn cà rốt có tác dụng gì? Vitamin A có nhiều trong cà rốt nên giúp bạn điều chỉnh chức năng của hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thúc đẩy miễn dịch của cơ thể. Tác dụng của cà rốt còn góp phần giúp cơ thể bạn sản xuất collagen do có chứa vitamin C, rất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương. Chất dinh dưỡng này cũng góp phần giúp hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.
9. Cà rốt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Theo các nghiên cứu, tác dụng của cà rốt có thể giúp giảm sự hấp thụ cholesterol. Hơn nữa, cà rốt cũng giúp cơ thể bạn tăng cường chống oxy hóa. Những tác dụng này giúp cải thiện và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Cà rốt sống cũng rất giàu chất xơ gọi là pectin nên còn giúp cơ thể bạn giảm cholesterol nữa đấy.
10. Tác dụng của cà rốt giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng
Bạn nhai cà rốt sẽ giúp hỗ trợ vệ sinh răng miệng. Nhiều người cũng tin rằng cà rốt có thể giúp hơi thở thơm tho hơn.
Nghiên cứu cho thấy cà rốt có thể trung hòa axit citric và axit malic thường tích tụ trong miệng của bạn nên có tác dụng thúc đẩy sức khỏe răng miệng.
11. Tác dụng của cà rốt giúp loại bỏ độc tố
Cà rốt có tác dụng gì trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể? Cà rốt có chứa glutathione nên có thể giúp bạn điều trị tình trạng tổn thương gan do mất cân bằng oxy hóa. Cà rốt và các loại rau cũng có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene, cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan tổng thể, giúp bạn phòng ngừa các bệnh về gan.
12. Hỗ trợ điều trị hội chứng buồng trứng đa nang
Cà rốt là loại củ không chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp. Nhờ những đặc tính này mà công dụng của cà rốt có thể hỗ trợ bạn điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Tuy nhiên, cà rốt chỉ được nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ điều trị bệnh chứ không trực tiếp trị bệnh. Để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, bạn cần tuân theo những chỉ định từ bác sĩ.
13. Tác dụng của cà rốt giúp xương chắc khỏe
Cà rốt có chứa 2 thành phần thiết yếu là vitamin A và carotenoid nên giúp bạn cải thiện sức khỏe xương. Mặc dù không có nghiên cứu trực tiếp nào chứng minh cà rốt giúp cải thiện sức khỏe xương nhưng hàm lượng vitamin A của chúng có thể mang lại lợi ích.
Tác dụng của cà rốt là tốt cho sức khỏe của bạn, nhưng nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thì có thể bị ngộ độc. Cà rốt có thể tương tác với một số loại thuốc như acitretin (Soriatane) và isotretinoin (Accutane) dùng để điều trị bệnh vảy nến và mụn trứng cá. Vì thế, nếu bạn đang dùng các loại thuốc này thì nên hạn chế ăn cà rốt.
Nếu bạn bị dị ứng cà rốt, loại thực phẩm này cũng có thể gây sưng tấy và các vấn đề liên quan đến hô hấp. Cà rốt thậm chí còn khiến bạn bị sốc phản vệ – một phản ứng dị ứng khá nghiêm trọng.
Tác dụng của cà rốt có thể mang đến cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe vì loại củ này có chứa nhiều chất xơ nhưng ít calo và đường. Đây cũng là một thực phẩm rất tốt cho gia đình bạn vì tác dụng giúp tăng cường tầm nhìn, thúc đẩy khả năng miễn dịch và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý ăn vừa phải để tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn của cà rốt do ăn quá nhiều nhé.