Long nhãn nhục- thuốc bổ cho mọi người

Thứ tư - 27/05/2020 00:03
Long nhãn nhục là cùi (áo hạt) của quả nhãn. Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết tráng dương...
Long nhãn nhục- thuốc bổ cho mọi người
 Long nhãn nhục là cùi (áo hạt) của quả nhãn. Long nhãn vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ tâm, an thần, kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết tráng dương... Vị thuốc này dễ kiếm, dễ tìm và giá khá rẻ nên được gọi là thuốc bổ cho mọi người.

Danh y Lý Thời Trân trong sách Bản thảo Cương mục nhận định: về mặt thực phẩm, nhãn đứng sau vải, nhưng về mặt bổ dưỡng, nhãn có tác dụng tốt hơn; vì vải là quả có tính nhiệt, còn long nhãn có dược tính tương đối bình hòa.

Cách chế biến và công dụng

Quả nhãn có tên là “long nhãn”  vì có hình dạng giống mắt của con rồng. Sách  “Thần Nông bản thảo kinh” gọi trái nhãn là  “Ích trí quả”, vì đó là thứ quả có tác dụng dưỡng huyết ích trí thần hiệu. Mùa nhãn tiếp sau mùa vải,  nên  còn có tên là “Lệ chi nô” (lệ chi là quả vải, nô là kẻ theo hầu)...

Long nhãn nhục

Long nhãn Vị thuốc “long nhãn nhục” hay “long nhãn” trong Đông y là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Trong sách thuốc Đông y, long nhãn nhục thuộc nhóm thuốc bổ huyết, cùng thục địa hoàng, hà thủ ô, đương quy, bạch thược...

Ở Trung Quốc, nhãn được trồng nhiều để vừa để ăn vừa để làm thuốc. Tại Việt Nam, nhiều vùng trồng nhãn, có nhiều ở những miệt vườn miền Tây Nam Bộ, nhưng có lẽ nhãn lồng Hưng Yên là loại nhãn thích hợp nhất để làm thuốc vì loại nhãn này cùi dày và mọng, không quá nhiều nước.
 

Chế biến long nhãn nhục bằng cách: quả nhãn sau khi được hái về sẽ được đem phơi nhiều nắng hoặc cho vào máy sấy ở nhiệt độ 40 - 50 độ C; đến khi nào lắc quả nghe tiếng kêu lóc cóc bóc vỏ, lột lấy cùi nhãn bên trong. Cùi nhãn sẽ được tiếp tục đem sấy ở nhiệt độ 50 - 60 độ C cho đến khi sờ vào không thấy mật dính ở tay là được.

Long nhãn có tác dụng chống lão suy vì trong cùi có flavoprotein - một hoạt chất có tác dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não; trong cùi nhãn còn có vitamin PP, một chất có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn.

Theo nghiên cứu của dược lý học hiện đại, long nhãn có tác dụng giúp cơ thể nâng cao năng lực chịu đựng trong điều kiện thiếu oxy, gia tăng trọng lượng của các cơ quan miễn dịch, kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc...; riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác.Trong “Diên linh tửu”, long nhãn được ngâm cùng kỷ tử, đương quy, bạch truật và đậu đen; trong “Diên thọ tửu” được ngâm cùng quế hoa và đường trắng. Thông thường, nếu dùng độc vị có thể ngâm từ 150 - 200g long nhãn trong 1 lít rượu trắng, sau 15 ngày là dùng được, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng từ 15 - 20 ml. Ngoài ra, về mặt thực dưỡng, chè long nhãn cũng là món ăn ngon, giúp bồi bổ cơ thể.

Long nhãn nhục- thuốc bổ cho mọi người

Chè long nhãn là món ăn ngon, giúp bồi bổ cơ thể 
Nhiều bài thuốc cổ phương cũng như tân phương có dùng long nhãn như một vị thuốc bổ huyết công hiệu.Trong thực tế chữa bệnh, tôi hay dùng long nhãn trong bài Quy tỳ thang thể bổ cả tâm lẫn tỳ cho những bệnh nhân hiếm muộn - vô sinh.

Bài thuốc:  Táo nhân (sao đen)  12g, nhân sâm 12g, bạch truật  (sao vàng) 12g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, long nhãn 12g, mộc hương 8g, phục thần 12g, viễn chí 12g, chích cam thảo 8g, đại táo 5 trái. Bài thuốc này được làm hoàn mềm.

Trong đó, nhân sâm có tác dụng “bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách” để bổ khí sinh huyết, dưỡng tâm ích tỳ. Long nhãn bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết an thần. Hoàng kỳ, bạch truật giúp nhân sâm ích khí kiện tỳ.Đương quy giúp long nhãn dưỡng huyết bổ tâm. Phục thần, viễn chí, táo nhân để ninh tâm, an thần. Mộc hương để lý khí tĩnh tỳ, phối hợp với thuốc bổ khí dưỡng huyết làm cho bổ mà không nê trệ ở vị.Cam thảo ích khí bổ trung, điều hòa các vị thuốc.

Bài thuốc chủ yếu dùng vị ngọt ấm ích khí, bổ trợ các vị dưỡng huyết, an thần, lý khí. Tâm tỳ đồng trị nên trọng dụng bổ tỳ, khí huyết cùng bổ nên trọng dụng ích khí. Tỳ khí vượng thịnh, huyết có nơi sinh, huyết có nơi nhiếp; huyết mạch sung túc thần có nơi trú ngụ, huyết có nơi để quy tụ. Cho nên bài thuốc này được gọi là bài “Quy tỳ thang”.

Xét các  yếu tố, thực phẩm - dược phẩm và cả mặt kinh tế, môi trường, nhãn là loại cây nên khuyến khích trồng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, cải thiện cuộc sống người dân.

Máy sấy thực phẩm đa năng Ánh Dương giới thiệu quý khách Các dòng Máy sấy dược liệu Ánh Dương 
  

Máy sấy Gia Vị Mini AD 1
Máy sấy dược liệu mini AD2 - 06 khay
mhv1536313692as 1
Máy sấy dược liệu AD2 - 18 khay
      
may say lanh ad 2
Máy sấy dược liệu AD 2  - 18 khay
      
hws15369ad409046 1 1
Máy sấy dược liệu công nghiệp AD4 - 54 Khay
      
smy1537934737 1xzcxc
Máy sấy dược liệu dùng củi AD3 - 36 khay
 
nang luong mat troi ad3
Máy sấy  dược liệu năng lượng mặt trời AD3 - 24 Khay


Bạn quan tâm đến máy sấy dược liệu đa năng Ánh Dương vui lòng liên hệ hotline/zalo: 0908 835 499 Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn dòng máy sấy với chi phí đầu tư tiết kiệm và ưu đãi nhất 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát