Lá đinh lăng sấy khô : Công dụng và cách chế biến, bảo quản

Thứ hai - 27/07/2020 02:38
Sử dụng lá đinh lăng sấy khô mang đến nhiều lợi ích tương tự đinh lăng tươi. Phương pháp sấykhô hay sao vàng đều là những cách bảo quản lâu ngày không làm mất dược tính nguyên vẹn của cây thuốc. Những công dụng chính của lá đinh lăng sấy khô như chữa mất ngủ, an thần, chữa cảm sốt, đau nhức… được nhiều người trải nghiệm và công nhận hiệu quả.
Lá đinh lăng sấy khô : Công dụng và cách chế biến, bảo quản

Đinh lăng là một vị thuốc tốt và dễ tìm tại Việt Nam. Các hoạt dược tính trong đinh lăng được ứng dụng phổ biến trong y học. Bởi vì hàm lượng dược tính cao nên khi phơi khô lá đinh lăng phải đúng cách. Nếu thực hiện sai quy trình thì vị thuốc mất dược tính và không đảm bảo công dụng lá đinh lăng phơi khô.

Mô tả cây đinh lăng

Tên khác: Nam dương sâm, cây gỏi cá
Tên khoa học: Panax fruticosum L, Tieghemopanax frutiscosus Vig, Polyscias fruticosa Harms
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Phần lớn các cây đinh lăng đều không cao đến 1.5m. Thân gỗ nhỏ và có nhiều tán lá như hình xương cá mọc sum xuê. Đinh lăng thuốc giống cây lá kép, mọc so le, mỗi lá đinh lăng có 3 lần xẻ lông chim còn phía mép có răng cưa. Hoa đinh lăng có màu trắng xám, mọc tụ lại ở đầu cành.

Thông thường lá và củ đinh lăng thường dùng làm thuốc. Người dân dùng lá đinh lăng tươi để nấu nước uống chữa bệnh, thải độc. Nếu muốn tích trữ dùng lâu ngày sẽ phơi khô đinh lăng hoặc sao vàng hạ thổ đinh lăng bảo quản lâu dài.

2. Thu hái – sơ chế 

Dược tính của đinh lăng được đánh giá cao nhất sau 3 năm trưởng thành. Cây thường được thu hoạch vào mùa thu. Sau đó dùng nguyên liệu tươi sẽ được thái nhỏ để sấy hoặc phơi khô lá đinh lăng, rễ cây đem sắt mỏng và sao vào bảo quản.

3. Thành phần hóa học 

Thành phần dược tính của cây đinh lăng có chứa tới 8 loại saponin oleaneane (chủ yếu trong lá). Còn trong rễ cây đinh lăng cũng có chứa nhiều saponin tương tự như sâm. Đinh lăng tươi hay lá đinh lăng phơi khô đều có lượng vitamin lớn và có tới 20 loại axit amin quan trọng đối với sức khỏe như methionin, lyzin, cystein.

4. Vị thuốc

Trong ghi nhận Đông y, dược liệu đinh lăng khô có vị ngọt, vị hơi đắng, tính mát.

 cách sao lá đinh lăng để uống
Tác dụng của lá đinh lăng phơi khô tương tự như công dụng của đinh lăng tươi

Công dụng của lá đinh lăng phơi khô

Cây đinh lăng có rất nhiều công dụng trong điều trị các chứng suy nhược nói chung. Rễ và lá đinh lăng là những bộ phận thường được dùng làm thuốc. Đối với lá đinh lăng, vị thuốc được dùng tươi hoặc dùng khô tùy thuộc vào điều kiện gia đình. Những công dụng chính của lá đinh lăng phơi khô được công nhận trong Y học dân tộc gồm có:

Nước lá đinh lăng khô có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể suy nhược gầy yếu.
Thải độc cơ thể, chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa chứng mụn nhọt, sưng tấy.
Cải thiện tình trạng dị ứng ngoài da, dị ứng thời tiết, mề đay.
Tác dụng an thần, chữa mất ngủ và tăng cường trí nhớ.
Hỗ trợ điều trị các trường hợp tiêu hóa kém, nhức đầu, ho ra máu.
Đinh lăng khô chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp.
Giải quyết tình trạng tắc tia sữa, tăng cường đề kháng cho phụ nữ sau sinh.
Chữa sưng và đau ngực, đảm bảo chất lượng và số lượng sữa.
Trị ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp trẻ ngủ ngon,

Phương pháp sấy lá đinh lăng khô

Bên cạnh cách phơi khô lá đinh lăng chữa bệnh, bạn cũng có thể sử dụng máy sấy khô để tiết kiệm thời gian. Đinh lăng cũng như các loại thảo dược khác giữ được dược tính khi sấy ở nhiệt độ thấp 50-60 độ C. Phương pháp sấy giúp giữ màu lá tươi và bảo quản được các vi chất tốt nhất.

Hướng dẫn cách sây lá đinh lăng khô chữa bệnh:

Lá đinh lăng đem về rửa sạch và ngâm nước muối, để ráo nước mới đem đi sấy.
Cắt khúc đinh lăng thành đoạn 5 – 7 cm, cho vào máy sấy ở nhiệt độ 600C.
Chú ý không nên cắt nhỏ quá để tránh bị vụn khi sấy đinh lăng khô.
Thông thường thời gian sấy 6 tiếng, nếu số lượng nhiều mất thời gian sấy lây hơn.
Trong lúc sấy nên kiểm tra lá đi lăng mỗi giờ để kiểm tra độ giòn của lá.

Cách bảo quản lá đinh lăng khô

Sau khi sấy  khô lá đinh lăng, người bệnh nên sao kỹ lá đinh lăng qua lửa để bảo quản được lâu hơn. Để tránh mốc ẩm, bạn nên trữ đinh lăng khô trong túi nilon buộc kín hoặc túi hút chân không. Bảo quản túi ở nơi cao ráo, thoáng gió và không để trực tiếp dưới nắng. Trong điều kiện thời tiết mưa phùn kéo dài hay hanh nồm thì việc bảo quản lá đinh lăng khô trong tủ kín để tránh ẩm mốc.

Máy sấy thực phẩm đa năng Ánh Dương giới thiệu quý khách Các dòng Máy sấy  dược liệu  đa năng Ánh Dương

Máy sấy Gia Vị Mini AD 1
Máy sấy dược liệu mini AD2 - 06 khay
mhv1536313692as 1
Máy sấy dược liệu  AD2 - 18 khay
       
may say lanh ad 2
Máy sấy dược liệu bằng công nghệ sấy lạnh AD 2  - 18 khay
       
hws15369ad409046 1 1
Máy sấy dược liệu công nghiệp AD4 - 54 Khay
       
smy1537934737 1xzcxc
Máy sấy dược liệu dùng củi AD3 - 36 khay
 
nang luong mat troi ad3
Máy sấy dược liệu năng lượng mặt trời AD3 - 24 Khay


Bạn quan tâm đến máy sấy dược liệu đa năng Ánh Dương vui lòng liên hệ hotline/zalo: 0908 835 499 Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn dòng máy sấy với chi phí đầu tư tiết kiệm và ưu đãi nhất 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng

Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát