Tìm hiểu chung
Như đã nhắc ở trên, hoa ngũ sắc có rất nhiều tên gọi khác nhau. Sở dĩ loài cây nay có nhiều cái tên cỏ cứt lợn như vậy là vì khi cho cây hoa vào tay rồi vò chúng có mùi hôi rất đậm, có thể gây buồn nôn. Cây có tên khoa học Ageratum conzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Hoa ngũ sắc là cây thảo mọc thẳng, phân nhánh, mềm và có mùi đặc trưng. Cây sống quanh năm có rễ nông, dạng rễ chùm sợi. Cây phát triển với chiều cao có thể lên đến 1m.
Thân và lá cây có phủ một lớp lông mịn màu trắng. Lá mọc đối xứng có hình trứng hay ba cạnh, có chiều dài có thể lên đến 7,5cm, mặt sau của lá có màu xanh nhạt hơn.
Những bông hoa có màu tím, xanh lam ngả hồng hoặc trắng nên gọi là hoa ngũ sức. Hoa thường mọc thành chùm khoảng 30 đến 50 bông nhỏ xếp tròn. Cây có quả nhỏ màu nâu đen.
Hoa ngũ sắc mọc thành chùm gồm nhiều bông hoa nhỏ xếp tròn gần nhau
Phân bố, sinh thái
Nguồn gốc của hoa ngũ sắc vẫn chưa được xác định rõ. Một số cho rằng hoa có nguồn gốc từ Hy Lạp, số khác cho thấy chúng mọc đầu tiên ở Trung, Nam Mỹ và Tây Ấn. Vì là loại cây dễ sinh sống nên hiện nay gần như mọc phân bố trên toàn cầu.
Loài cây này thường mọc ở những khu đất ẩm ướt gần nơi sinh sống. Chúng phát triển mạnh trong bất kỳ khu vườn và đất nông nghiệp nào. Loài cây này còn xâm chiếm rừng, đồng cỏ, đất canh tác, các vùng ven sông (bờ sông), đất ngập nước và cồn ven biển. Cây hoa ngũ sắc thường có vòng đời không quá 12 tháng.
Bộ phận sử dụng
Toàn bộ cây từ rễ, thân lá, hoa ngũ sắc đều được sử dụng trong đời sống và trong y học.
Thành phần hóa học
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng cây chứa nhiều chất chuyển hóa thứ cấp bao gồm:
● Flavonoid, ancaloit, cumarin
● Tinh dầu
● Tannin
● Hợp chất precocene I và precocene II có ảnh hưởng đến sự phát triển của côn trùng.
Các thành phần này được các nhà khoa học đánh giá cao về giá trị dược liệu và công dụng trong việc tiêu diệt côn trùng.
Công dụng
Loài cây này đã được rất nhiều các nhà khoa học khắp thế giới nghiên cứu và phát hiện ra nhiều công năng tuyệt vời về dược học và sinh học.
Theo Đông y
Dược liệu này có vị hơi đắng, tính mát, được thu hoạch quanh năm và dùng tươi. Ngoài ra, vào mùa hè, hoa ngũ sắc được phơi khô để sắc thuốc uống dần. Loài cây này có nhiều công dụng trong y học như:
● Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu
● Chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn.
● Chữa chảy máu ngoài da do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema bằng cách dùng cây tươi rửa thật sạch với nước muối, giã nát, đắp lên chỗ đau, hoặc nấu nước để tắm
● Có tác dụng trong hệ tiêu hóa như giảm đau dạ dày, đau bụng
Hoa ngũ sắc có công dụng kháng vi sinh vật
Hoa ngũ sắc có hoạt tính sinh học có thể được sử dụng trong nông nghiệp, thể hiện qua một số cuộc điều tra nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dịch tiết của cây có chứa các hợp chất terpenic, chủ yếu là precocene, với hoạt tính nội tiết tố kháng vi sinh vật.
Ngoài ra precocene I và II có trong hoa ngũ sắc làm cho côn trùng có tình trạng khi trưởng thành sẽ vô sinh hoặc chết.
Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn