Măng cụt là gì? 10 tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe bạn nên biết

Thứ bảy - 06/04/2024 04:09
Măng cụt là loại trái cây thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về loại trái cây tuyệt vời này nhé.
Măng cụt là gì? 10 tác dụng của măng cụt đối với sức khỏe bạn nên biết

1. Măng cụt là gì? Giá trị dinh dưỡng có trong măng cụt?
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới, có vị hơi ngọt và chua. Loại quả này được tìm thấy đầu tiên ở Đông Nam Á và xuất hiện tại nhiều nước nhiệt đới khác. Măng cụt có màu tím đậm, vỏ cứng, phần thịt bên trong mọng nước màu trắng.

Cứ trong 100g măng cụt đóng hộp chứa các thành phần dinh dưỡng như:
73 kcal.
0,41g chất đạm.
0,58g chất béo.
17,9g carbohydrate.
1,8g chất xơ.
12mg canxi.
13mg magie.
48mg kali.
8mg photpho.
2.9mg vitamin C.

2. Ăn măng cụt có tốt không?
Măng cụt giàu chất dinh dưỡng, do đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng việc tiêu thụ cần cân nhắc, không nên ăn quá nhiều. Bởi loại trái cây này có thể gây ra tác dụng phụ như mất ngủ, đau bụng, buồn nôn liên tục, chóng mặt, đau khớp,...

3. Những lợi ích của măng cụt đối với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng cao
Trong 100g măng cụt có chứa 73kcal là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K, kali và chất xơ. Nó không chỉ cung cấp năng lượng từ đường, mà còn chứa chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, miễn dịch và tiêu hóa.

Giàu chất chống oxy hóa
Măng cụt chứa một số chất dinh dưỡng khác như vitamin C và folate có tính chống oxy hóa cao. Ngoài ra, tiêu thụ măng cụt còn cung cấp xanthones - một hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh.

Theo nghiên cứu đặc tính dược liệu của măng cụt, khả năng chống oxy hóa của xanthones giúp cơ thể chống lại phản ứng viêm, đái tháo đường, bệnh ung thư và lão hóa. Vì thế, măng cụt được xem như “nữ hoàng trái cây” giàu chất chống oxy hóa.

maysaybomnhietad7108khay 01
Máy sấy hoa quả bằng công nghệ sấy bơm nhiệt


Có tác dụng chống viêm
Xanthones trong măng cụt giúp giảm viêm và loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu chất xơ giúp đối phó với tình trạng viêm của cơ thể.

Có thể ngăn ngừa ung thư
Hợp chất xanthones có trong măng cụt đã được nghiên cứu giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Xanthones là “ứng viên tiềm năng” giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư trong mô vú, dạ dày và phổi. Ngoài ra, hợp chất này còn làm chậm tiến triển của ung thư ruột kết và ung thư vú ở chuột.

Thúc đẩy giảm cân
Một nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn của những con chuột có bổ sung măng cụt tăng cân ít hơn so với những con chuột ở nhóm ngược lại. Trong một nghiên cứu khác, những người bổ sung nước ép măng cụt hàng ngày có chỉ số BMI thấp hơn nhóm kiểm soát chuyển hóa chất béo và hạn chế tăng cân.

Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm đều cho thấy các hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu ổn định. Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong măng cụt cũng giúp ổn định lượng đường trong máu và cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường.


>>Xem thêm: 20 tác dụng không thể bỏ qua khiến bạn nên ăn dứa mỗi ngày

Tăng cường hệ thống miễn dịch
Chất xơ có trong măng cụt giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn thế nữa, măng cụt chứa vitamin C có tính chống oxy hóa mạnh và cần thiết cho chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau.[2]

Cải thiện sức khỏe làn da
Một nghiên cứu nhỏ trên người kéo dài 3 tháng cho thấy những người sử dụng 100 mg măng cụt hàng ngày có độ đàn hồi cao hơn trên da và ít tích tụ các hợp chất có hại góp phần gây lão hóa da. Do đó, măng cụt được xem như là giải pháp cải thiện sức khỏe làn da được khuyên dùng.

Cải thiện sức khỏe não bộ

mang cut va nhung loi i
Măng cụt giúp tăng cường sức khỏe não bộ, giảm nguy cơ viêm não


Nghiên cứu trên chuột cho thấy rằng chiết xuất măng cụt giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần, giảm viêm não và cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng này của măng cụt vẫn chưa đầy đủ để đưa ra kết luận chính xác.

Các lợi ích tiềm năng khác
Bên cạnh những lợi ích trên, măng cụt còn đem lại những tích cực cho hệ tiêu hóa và tim mạch, cụ thể là:


Sức khỏe tim mạch: Chiết xuất măng cụt có thể giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim như cholesterol LDL (xấu) và triglycerides, đồng thời tăng cholesterol HDL (tốt).

Sức khỏe hệ tiêu hóa: Măng cụt giàu chất xơ, chỉ trong 196g cung cấp 14% nhu cầu chất xơ hằng ngày giúp thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

4. Cách ăn măng cụt đúng cách an toàn, hiệu quả

 

mang cut va nhung loi ich ma no mang lai 13 800x450
Măng cụt đóng hộp không được dùng cho người mắc tiểu đường, tim mạch, thận


Mùa của măng cụt thường rất ngắn, do đó nếu lựa chọn ăn loại quả này, bạn nên nắm một số lưu ý sau:
Các loại măng cụt đóng hộp có thể chứa đường. Bạn nên hạn chế ăn loại này nếu đang trong chế độ giảm cân hoặc mắc đái tháo đường, bệnh lý thận hoặc tim mạch,...
Lựa chọn những quả có vỏ ngoài mịn, màu tím sẫm, dễ dàng gọt được bằng dao bởi vỏ cứng là dấu hiệu măng cụt không còn tươi ngon.
Phần thịt quả có thể ăn trực tiếp hoặc làm salad, sinh tố để tăng thêm hương vị và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

5. Nên ăn bao nhiêu măng cụt mỗi ngày
Liều lượng măng cụt được khuyên dùng ở người trưởng thành là khoảng 560mg/ngày qua đường ăn uống, trong tối đa 12 tuần. Tùy vào tình trạng cơ thể, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết được mình nên ăn bao nhiêu măng cụt mỗi ngày.[3]

6. Ai không nên ăn măng cụt
Măng cụt đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng không phải ai cũng nên ăn loại quả này. Một số đối tượng không nên ăn măng cụt là:


Phụ nữ mang thai và cho con bú: Các nghiên cứu về măng cụt trên đối tượng này chưa được chứng minh an toàn.

Rối loạn chảy máu: Một số nghiên cứu cho thấy xanthones trong măng cụt có thể làm chậm quá trình đông máu.
Phẫu thuật: Không nên ăn măng cụt trước khi phẫu thuật 2 tuần bởi chúng có thể làm chậm quá trình lành vết thương.
Người đang sử dụng các thuốc làm chậm quá trình đông máu (như thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu): Xanthones trong măng cụt cản trở quá trình đông máu ở người bệnh.

Xem thêm: Trái mơ và những lợi ích đối với sức khỏe mà bạn chưa biết

7. Cách chọn mua và bảo quản măng cụt
Bạn có thể dễ dàng chọn những trái măng cụt ngon ngọt với một số gợi ý dưới đây:
ADMINI3 INOX 01
Máy sấy hoa quả bằng công nghệ sấy nhiệt mini


Nên chọn những quả có màu nâu sẫm và cuống vỏ vẫn giữ màu xanh tươi. Tránh mua những quả với vỏ đen bóng hoặc cuống bị héo vì đó có thể do trái cây đã để lâu ngày.
Mua những quả măng cụt khi cầm nặng tay, vì điều này có nghĩa là chúng mới được thu hái.
Quả măng cụt ngon ngọt thường có vỏ ngoài bóng mịn. Tránh chọn những quả có vỏ thô ráp và xù xì.
Khi mua, bạn có thể kiểm tra số lượng cánh hoa ở đáy quả bởi nó tương ứng với số lượng múi bên trong. Bạn có thể chọn những quả măng cụt nhiều múi hoặc ít múi tùy vào sở thích cá nhân.
Quả măng cụt tươi thường mềm và có độ đàn hồi khi bóp nhẹ. Ngược lại, nếu quả cứng, có thể đó là dấu hiệu nó đã được hái từ lâu và mất đi độ ngọt.

Bên cạnh việc chọn mua đúng cách, bảo quản măng cụt cũng có rất nhiều điều bạn cần lưu ý:
Bạn nên đặt măng cụt vào túi plastic hoặc thùng giấy, thùng xốp và đặt chúng trong ngăn mát của tủ lạnh để chúng tươi lâu hơn.
Nếu bạn lựa chọn lưu trữ ở nhiệt độ khoảng 13 độ C, măng cụt có thể giữ được độ tươi ngon trong khoảng 15 - 21 ngày. Đối với nhiệt độ khoảng 2 độ C, bạn có thể bảo quản đến 28 ngày. Tuy nhiên, để thưởng thức hương vị tốt nhất, bạn nên sử dụng măng cụt ngay khi mua về.

 

Tác giả: Máy Sấy Ánh Dương

Nguồn tin: www.nhathuocankhang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 lượt xếp hạng

Xếp hạng: 5 - 1 lượt xếp hạng
Click để xếp hạng bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

sendo
shoppe
lazada
Youtube
twitter
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Vui lòng đợi trong giây lát