Sơ chế: Mướp đắng chọn quả già, không quá chín cũng không quá non, không bị sâu si dập nát. Sau khi chọn lọc xong mướp đắng ta cho mướp vào rửa sạch đất cát bụi bẩn. Tiến hành nhặt lá, cuộng còn xót lại, cắt đầu cắt đuôi. Sau đó thái mỏng mướp đắng theo chiều ngang quả độ dày 1cm. Có thể dùng máy để tiết kiệm thời gian
Chần: tiến hành chần mướp đắng bằng nước nóng ở nhiệt độ 80-900C. Chần mướp bằng nước nóng sẽ giúp phá hủy các cấu trúc enzym trong quả mướp giúp giảm thời gian sấy, bảo quản mướp được lâu hơn.
Muốn giữ được màu sắc đẹp mắt cũng như nhiều vi chất có trong mướp đắng ta nên sử dụng máy sấy lạnh. Mướp đắng sấy bằng máy sấy lạnh ở nhiệt độ 35-400C, thời gian sấy từ 10-12 tiếng.
Tác dụng của khổ qua
Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 – 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
Chữa ho: Khổ qua 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Ý kiến bạn đọc