Đun sôi 1 nồi nước. Nước sôi, cho cả chùm nho vào trụng nhanh khoảng 30 giây để nho nứt vỏ là được. Công đoạn này sẽ giúp nho khô đều hơn, không bị mốc khi để lâu.
Sau khi trụng nước sôi, bạn vớt nho ra và thả ngay vào tô nước đá để làm đóng băng quá trình nóng vỏ quả. Nhúng nho vào tô nước đá chừng 2 – 3 phút cho đến khi sờ thấy vỏ quả nguội hẳn là được. Vớt nho ra ngoài rồi để thật khô vỏ.
Sau khi thực hiện xong bước 2, lúc này bạn sẽ tiến hành tách nho khỏi cuống. Khi tách, nên dùng kéo để cắt rời từng quả một. Không nên dùng tay bứt bởi có thể sẽ làm nát hoặc bong cả phần thịt nho.
Tách cuống nho xong, công đoạn tiếp theo là đem nho đi sấy khô. Có hai cách sấy khô mà bạn có thể áp dụng như sau.
Cách 2: Sấy nho bằng máy sấy thực phẩm Ánh Dương
Đầu tiên, bạn sắp nho vào máy sấy ánh dương và bật chế độ sấy với nhiệt độ từ 60-65 độ C. Sấy nho chừng 7 – 8 tiếng thì bạn tắt lò, để cho nho nghỉ khoảng 2 tiếng.
Sau 2 tiếng nghỉ, tiếp tục sấy nho thêm 1,5 – 2 tiếng nữa. Lúc này, nho đã khô hoàn toàn và bạn có thể lấy ra để nguội và cho vào bảo quản.
Chọn nho làm nho khô: Nên chọn giống nho ngọt để thực hiện. Bạn có thể chọn loại nho đỏ hoặc nho xanh đều được. Lưu ý khi chọn nho, hạn chế chọn loại có hạt bởi nó sẽ làm ảnh hưởng tới vị chung của món ăn.
Bảo quản nho khô: Tương tự như các loại đồ khô khác, bạn đem nho đựng vào các hũ thuỷ tinh khô hoặc túi nilon sạch. Nếu muốn sử dụng lâu dài, nên đặt các hũ nho khô vào trong ngăn mát tủ lạnh. Trường hợp sử dụng nho khô ngắn ngày thì bạn có thể để ở bên ngoài trong điều kiện khô ráo, thoáng mát.
Cách làm nho khô thực chất không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần một vài bước đơn giản cùng một chút thời gian chuẩn bị, chắc chắn bạn đã có được những hũ nho khô ngon tuyệt và an toàn để đãi khách rồi.
Ý kiến bạn đọc